Điểm tựa cho thanh niên lập nghiệp ở Chư Pưh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Xuất phát từ mong muốn làm giàu chính đáng, hỗ trợ nhau về khoa học kỹ thuật và tìm đầu ra sản phẩm, một số hợp tác xã (HTX) do thanh niên làm chủ đã được thành lập ở huyện Chư Pưh, Gia Lai. Bước đầu, các HTX này đã đem lại hiệu quả nhất định, tạo động lực và sự yên tâm cho thanh niên địa phương trên con đường lập thân lập nghiệp.
Hợp tác xã Chăn nuôi dê xã Ia Blứ sẽ giúp thanh niên yên tâm hơn trên con đường lập thân lập nghiệp. Ảnh: Phan Lài
Hợp tác xã Chăn nuôi dê xã Ia Blứ sẽ giúp thanh niên yên tâm hơn trên con đường lập thân lập nghiệp. Ảnh: Phan Lài
 
Anh Siu Jông-Bí thư Huyện Đoàn Chư Pưh: Thanh niên là những người có bản lĩnh và nhanh nhạy nắm bắt thị trường. Vì thế, HTX sẽ là nơi để họ chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm phát triển quy mô sản xuất kinh doanh. Những thành viên có mô hình sản xuất kinh doanh lớn hỗ trợ những thành viên sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ. Đây là động lực cho thanh niên khi chưa tự tin trên hành trình khởi nghiệp. Nhờ những HTX do thanh niên làm chủ, phong trào “Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” sẽ đạt hiệu quả cao, góp phần thiết thực phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Với phương châm “Hỗ trợ nhau để cùng phát triển”, tháng 6 vừa qua, HTX Nông nghiệp 81 (trụ sở chính ở thôn Hòa Hiệp, thị trấn Nhơn Hòa) được thành lập với 20 thành viên do anh Đoàn Công Tiến làm chủ nhiệm. Các thành viên đều thuộc thế hệ 8X, 9X và có chung chí hướng làm giàu, lấy nông nghiệp làm lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu như: trồng nấm, cây dược liệu, chế biến và bảo quản rau củ, sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột, cung cấp giống cây trồng, tư vấn lắp đặt hệ thống tưới nước nông nghiệp… Khi tham gia HTX, các thành viên phải cam kết sản xuất sản phẩm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, tuân thủ quy định pháp luật, tôn trọng quy chuẩn hoạt động của HTX. Ngay sau khi thành lập, HTX đã đăng ký nhãn mác, bao bì, xây dựng trang Facebook riêng để các thành viên trao đổi và giới thiệu sản phẩm.
Trong số 20 thành viên của HTX Nông nghiệp 81, chỉ có 10 người ở huyện Chư Pưh, còn lại ở huyện Chư Pah, Đak Đoa và TP. Pleiku. Các thành viên đều có cơ sở sản xuất kinh doanh với quy mô từ 100 triệu đồng trở lên. Hiện tại, nguồn vốn hoạt động của HTX là trên 700 triệu đồng, các thành viên đều cam kết hỗ trợ nhau kịp thời về vốn cũng như giới thiệu đầu ra cho sản phẩm. 
Trong những sản phẩm của HTX Nông nghiệp 81, nấm thương phẩm có thị trường tiêu thụ rộng nhất với 5 thành viên tham gia lĩnh vực sản xuất kinh doanh này. Trong đó, mô hình của anh Đoàn Công Tiến có quy mô lớn nhất với 2.000 m2 trồng nấm bào ngư, nấm linh chi, nấm rơm, nấm sò, nấm mèo. Sau 5 năm đầu tư trồng nấm, hiện tại, thị trường tiêu thụ sản phẩm nấm của anh Tiến đã mở rộng ra các tỉnh Phú Yên, Bình Định và TP. Hồ Chí Minh. Với những thành viên có quy mô nhỏ và mới mở trại nấm, anh Tiến đã hỗ trợ phôi nấm, hướng dẫn kỹ thuật. “Khi tham gia HTX, mọi thành viên đều gắn kết, tương trợ lẫn nhau. Mỗi thành viên đều cố gắng giới thiệu sản phẩm của HTX với các đối tác. Khi làm trại nấm, tôi được anh Tiến hỗ trợ về kỹ thuật chăm sóc, cách phòng bệnh cho nấm, giới thiệu thị trường tiêu thụ”-anh Đặng Đình Tấn (thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Pah) chia sẻ.
Từ khi thành lập, HTX Nông nghiệp 81 đã nhận được sự quan tâm, động viên của các cấp, các ngành. Thông qua các kênh của Đoàn Thanh niên, HTX Nông nghiệp 81 đã kết nối với các HTX khác trong và ngoài tỉnh để giới thiệu sản phẩm. Các sản phẩm kinh doanh được gắn nhãn mác của HTX sẽ dễ tiêu thụ hơn. Những thành viên của HTX còn tạo việc làm cho nhiều lao động ở địa phương với mức thu nhập bình quân từ 3 triệu đồng/người/tháng trở lên. “Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tìm tòi để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường kết nối với các đơn vị để tìm đầu ra lâu dài cho sản phẩm. Đồng thời, kết nạp thêm nhiều thành viên mới giúp thanh niên yên tâm lập nghiệp trên chính quê hương của mình”-anh Đoàn Công Tiến-Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp 81 cho biết.
Ia Blứ là một trong những xã có tổng đàn dê lớn nhất huyện Chư Pưh với hơn 1.900 con. Cũng xuất phát từ mục đích tìm đầu ra cho sản phẩm, Đoàn Thanh niên xã Ia Blứ đã lên kế hoạch thành lập HTX chăn nuôi dê. Đoàn xã đã kêu gọi được 12 thành viên tham gia HTX. Mỗi thành viên đều có đàn dê từ 15 con trở lên. Theo chị Trương Thị Ngọc Lan-Bí thư Đoàn xã Ia Blứ, lâu nay, việc tìm đầu ra cho đàn dê trên địa bàn gặp khó khăn. Do đó, việc xây dựng một đầu mối chung để giới thiệu sản phẩm là vô cùng cần thiết. “Việc thành lập HTX chăn nuôi dê sẽ phát huy được thế mạnh của địa phương. Đây sẽ là nơi các thành viên chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi dê nhằm tạo lợi nhuận cao nhất”-chị Lan khẳng định.
Thủy Bình

Có thể bạn quan tâm

Rah Lan H’Nhum: “Cán bộ giỏi-phong trào mạnh”

Rah Lan H’Nhum: “Cán bộ giỏi-phong trào mạnh”

(GLO)- Chị Rah Lan H’Nhum-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Dun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) được mọi người biết đến bởi sự gắn bó, hết lòng với công tác Hội. Chị là gương sáng về “cán bộ giỏi-phong trào mạnh” và là điểm tựa vững chắc của phụ nữ ở địa phương.

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

(GLO)- Dù mới học lớp 5 và chưa từng qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí nhưng ông Phạm Văn Bình (SN 1978, thôn Hưng Hà, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã sáng chế nhiều máy nông nghiệp giúp người nông dân giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động.
Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Hành trang sau khi rời quân ngũ

Hành trang sau khi rời quân ngũ

(GLO)- Những ngày cận Tết, toàn tỉnh Gia Lai có hàng ngàn chiến sĩ trở về địa phương sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Chia tay đơn vị, nơi từng gắn bó trong suốt 2 năm với bao kỷ niệm khiến mỗi chiến sĩ không khỏi bịn rịn, lưu luyến.
Thu nhập khấm khá nhờ nuôi dúi

Thu nhập khấm khá nhờ nuôi dúi

Anh Phùng Ngọc Thuật (30 tuổi), ngụ xã Lai Đồng, H.Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, quyết định rời TP.HCM về quê nuôi dúi và đã bước đầu thành công khi mỗi tháng thu được 40-50 triệu đồng.