Xem lại ảnh sau chuyến du lịch, người đàn ông bất ngờ phát hiện 'vật thể lạ'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chụp ảnh trong chuyến du lịch xuyên Việt, sau khi về nhà xem lại người đàn ông bất ngờ phát hiện mình vô tình chụp được 'vật thể lạ' trên bầu trời. Đó có thể là gì?

Câu chuyện được anh Vân Trường chia sẻ lên một hội nhóm mạng xã hội, thắc mắc về "vật thể lạ": "Em có chuyến đi xuyên Việt cùng trẻ con dịp hè, có dừng lại chụp ảnh lúc hoàng hôn ở địa phận Đắk Tô (Kon Tum). Nay em xem lại ảnh thấy cái chấm sáng này, cho em hỏi đó là gì?".

Vệt sáng lạ được anh Vân Trường chia sẻ. Ảnh: NVCC

Vệt sáng lạ được anh Vân Trường chia sẻ. Ảnh: NVCC

Chính chủ cho biết mình chụp bằng điện thoại và kèm theo hình ảnh chứng minh bức ảnh hoàn toàn không qua chỉnh sửa. Trao đổi với Thanh Niên, anh Vân Trường cho biết những chia sẻ của mình trên hội nhóm này là chính xác. Theo đó, bức ảnh được anh chụp lại hồi giữa tháng 7, lúc 18 giờ 11 phút.

Chính chủ bức ảnh kể lại hôm đó khi đang đi du lịch, qua địa phận Kon Tum, thấy cảnh hoàng hôn đẹp nên anh đỗ xe bên đường ra chụp ảnh. 1 tuần sau về nhà xem lại ảnh thì bất ngờ phát hiện "vật thể lạ" vô tình chụp được.

"Điện thoại mình bình thường, không dán gì, cũng không lắp ốp điện thoại. Mình đi du lịch rất nhiều, không phải lần đầu chụp hoàng hôn, nhưng đây là lần đầu tiên mình vô tình gặp việc này. Mình nghĩ nó có thể là UFO, có thể mọi người sẽ cho là hơi ngớ ngẩn", anh bày tỏ.

Bên dưới bài đăng của anh, nhiều người bình luận đồng tình rằng có thể đây là vật thể không xác định. Tuy nhiên, cũng có ý kiến khẳng định vật thể này xuất hiện trong ảnh liên quan tới vấn đề kỹ thuật chụp ảnh hoặc các yếu tố ánh sáng khác khi chụp.

Có thể là gì?

Quan sát bức ảnh được mạng xã hội chia sẻ, nhiếp ảnh gia Cao Kỳ Nhân, hiện đang sống và làm việc tại TP.HCM cho biết vệt sáng trong ảnh xuất hiện khả năng cao do hiện tượng flare.

Theo nhiếp ảnh gia, hiện tượng nói trên khả năng cao là flare. Ảnh: CAO KỲ NHÂN

Theo nhiếp ảnh gia, hiện tượng nói trên khả năng cao là flare. Ảnh: CAO KỲ NHÂN

Theo đó, hiện tượng do một nguồn sáng chiếu thẳng vào thấu kính của máy ảnh hoặc điện thoại, còn được gọi là ánh sáng chói của thấu kính, hoặc lóa sáng. Theo đó, hiện tượng này xảy ra khi ánh sáng bị phân tán một cách lệch lạc không theo quỹ đạo hay nguyên tắc gì khi đi qua ống kính, khiến hình ảnh thu được trên cảm biến kém rõ nét, mờ, thậm chí mất hẳn các chi tiết trên khung hình. Flare xuất hiện trên những bức ảnh thường là các vệt sáng và các hình đa giác mờ nhòe.

"Trong ảnh, có nguồn sáng từ mặt trời đang khá gắt và rọi vào ống kính điện thoại nên có thể đây là nguyên nhân tạo nên nguồn sáng trong ảnh nói trên", anh Nhân nhận định.

Trong khi đó, cựu chủ nhiệm một CLB thiên văn tại TP.HCM khi quan sát bức ảnh cũng nhận định rất có thể "vật thể lạ" xuất hiện trong ảnh do hiện tượng flare qua ống kính.

Có thể bạn quan tâm

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

(GLO)- Di sản địa-văn hóa Tây Nguyên là tài sản vô giá của quốc gia, góp phần tạo nên sự đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Việc bảo tồn, phát huy giá trị nguồn tài nguyên di sản này đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, cấp bách không những cho thế hệ hôm nay mà cả mai sau.

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Huyện Krông Búk là một trong 5 đơn vị hành chính hình thành sớm nhất của tỉnh, trong suốt chiều dài lịch sử với 3 tên gọi: Buôn Hồ (thời kháng chiến chống Pháp), H4 (thời kháng chiến chống Mỹ) và Krông Búk (khi đất nước thống nhất).

Xuân trên đỉnh đèo

Xuân trên đỉnh đèo

Măng Đen rực lên một màu hồng êm dịu từ muôn vạn cánh hoa bé nhỏ. Có khi chỉ là một cội mai anh đào già, cành tỏa rộng khuất sau hàng thông, có khi là cả một hàng mai anh đào non đang e ấp mở những cánh hoa bé nhỏ cạnh đường đi.