Xác minh người tung tin bịa đặt về dịch lợn ở Đắk Nông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chủ của một trang facbook cá nhân vừa đưa thông tin, hơn 800 con lợn bị dịch đã được đem chôn ở huyện Đắk Mil (tỉnh Đắk Nông), nhưng được các thương lái đào lên để đem bán.
Sáng ngày 25/3, một lãnh đạo UBND huyện Đắk Mil xác nhận, thời gian qua trên địa bàn của huyện không hề có dịch bệnh liên quan đến lợn. “Địa bàn chúng tôi không hề có dịch bệnh liên quan đến lợn. Bịa chuyện địa bàn có dịch bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi của địa phương” - vị lãnh đạo này thông tin.   
Trước đó, ngày 24/3, facebook có tên T.T.H đăng status với nội dung: “Cảnh báo Gia Nghĩa mình khi mua thịt lợn nha. Người quen làm bên kiểm dịch mới bắt ổ dịch ở Đăkmin hơn 800 con chôn rồi mà bọn gian thương đào lên mổ xẻ để bán đấy. Không phải cứ cầm miếng thịt tươi trên tay là an toàn đâu, hãy hết sức cẩn trọng trong mùa dịch này. Rất thông cảm cho nhà nuôi lợn sạch, nhưng đã ra tới chợ chẳng ai dám chắc miếng nào là của con lợn khỏe cả”.
Tuy vậy, status này lại được chủ nhân gỡ bỏ sau đó.
Đến chiều tối cùng ngày, H. đã đăng thông tin đính chính, rằng ở Đắk Nông chưa có ổ dịch lợn nào.
 
Chủ trang Facebook đính chính thông tin của mình
Một lãnh đạo Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Đắk Nông cho biết, sẽ kiểm tra tính xác thực của thông tin mà chủ Facebook T.T.H đăng tải.
Trước đó, một phụ nữ ở Lâm Đồng tung tin dịch sán heo trên Facebook cá nhân đã bị Sở Thông tin và truyền thông tỉnh này xử phạt 10 triệu đồng, buộc đính chính xin lỗi.
Vũ Long (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.