WEF ASEAN 2018: Giới trẻ cần thay đổi để nắm bắt cơ hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong khuôn khổ Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN 2018), sáng 13/9, bà Aung San Auu Kyi, Cố vấn Nhà nước Myanmar có cuộc trò chuyện với sự tham gia đông đảo của các đại biểu tham dự WEF ASEAN 2018.

Cố vấn Nhà nước Myanmar, bà Aung San Auu Kyi (phải) tại buổi trò truyện. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Cố vấn Nhà nước Myanmar, bà Aung San Auu Kyi (phải) tại buổi trò truyện. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)



Tại cuộc trò chuyện, bà Aung San Auu Kyi cho biết, những thành tựu mà Myanmar đã đạt được trong thời gian qua là khá ổn nhưng chưa phải là đã hài lòng bởi mục tiêu đặt ra thường cao hơn những gì đã đạt được. Myanmar là quốc gia đã bị bỏ lại đằng sau tới vài thập kỷ và đang nỗ lực, cố gắng bắt kịp các quốc gia khác.

Ở thời điểm này, mọi người đều có cơ hội để nắm bắt cơ hội và người dân Myanmar, nhất là những người trẻ, thanh niên, họ cần có những thay đổi để nắm bắt các cơ hội.

Trong những năm qua, Myanmar đã có nhiều tiến bộ, đặc biệt trong vấn đề phòng chống tham nhũng. Những người trẻ tuổi có nhiều sáng kiến và càng ngày nỗ lực nhiều hơn trong quá trình phát triển. Điện khí hóa là một trong những thành công của Myanmar thực hiện ở vùng nông thôn...

Theo bà Aung San Auu Kyi, lớp trẻ của Myanmar rất sáng tạo và tiến hành nhiều nghiên cứu vì thế Myanmar mong muốn các doanh nghiệp, doanh nhân đầu tư vào giới trẻ và tìm kiếm những nhu cầu và khả năng của họ.

Thời gian qua, ở Myanmar đã có cuộc trưng bày những ý tưởng sáng tạo của giới trẻ. Những ý tưởng dự án tuy đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất thiết thực như dự án về trồng một loại cây cho bóng mát, dự án liên quan đến cây dừa mang lại nguyên liệu thực phẩm hữu ích... Những điều này cho thấy giới trẻ của Myanmar đã có cái nhìn mới và có cách thể hiện sự sáng tạo mang lại hiệu quả.

Đánh giá về tính hiệu quả của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Myanmar, bà Aung San Auu Kyi hoan nghênh những nguồn vốn đầu tư vào đất nước Myanmar; khẳng định, Myanmar sẽ có những thay đổi để thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Bà Aung San Auu Kyi bày tỏ mong muốn thu hút các nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực giáo dục dài hạn để thanh niên có thể tham gia, tiếp nhận nhanh chóng và hiệu quả. Bà nhấn mạnh, Myanmar là quốc gia nông nghiệp với 70% dân số sống ở vùng nông thôn, hiện nay người dân đang chuyển dần ra thành phố để tìm kiếm công việc nhưng nhìn chung cuộc sống của người dân vẫn dựa vào nông nghiệp là chủ yếu.

Chính vì thế, trong thời gian tới, Myanmar sẽ tập trung tăng cường các chuỗi giá trị sản phẩm liên quan đến nông nghiệp, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất.

Cho biết về những thay đổi của Myanmar so với những năm trước đây và dự kiến những năm tiếp theo, bà Aung San Auu Kyi cho rằng, nhìn vào bối cảnh địa chính trị cách đây 30 năm, thấy rằng, vị thế địa chính trị của Myanmar khác so với hiện nay.

“Nguyên tắc chính của chúng tôi là làm việc cùng với người dân. Nếu không làm việc và hợp tác với người dân thì không thể đưa đất nước đi lên được và khó có thể thực hiện phát triển bền vững của Myanmar. Kể cả khi tôi không ở trong Chính phủ nữa tôi vẫn luôn luôn cống hiến cho mục tiêu phát triển bền vững của Myanmar,” bà Aung San Auu Kyi nói.

Trao đổi về những kỳ vọng của Myanmar trong việc thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ đói, nghèo, bà Aung San Auu Kyi đánh giá cao và ấn tượng những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong những năm qua, nhất là trong xóa đói giảm nghèo.

Bà Aung San Auu Kyi cho rằng, chính sách không chỉ có tính tĩnh mà nó thay đổi vì có cả tính động và chúng ta cần thay đổi để thích ứng và Myanmar sẽ đạt được mục tiêu đề ra trong lĩnh vực này.

Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Cô gái 9x 'tô màu' cho bánh đa

Cô gái 9x 'tô màu' cho bánh đa

Với những nguyên liệu sẵn có, Nguyễn Thị Nhàn (SN 1995) đã 'mặc áo mới' cho chiếc bánh đa vừng truyền thống. Chiếc bánh đa làm từ gấc, khoai lang tím có màu sắc đẹp, bắt mắt, nâng doanh thu lên gấp rưỡi.
'Bóng hồng' tiến sĩ sáng chế vật liệu y sinh mới

'Bóng hồng' tiến sĩ sáng chế vật liệu y sinh mới

Tưởng rằng trò vặt hoa, lá pha trộn 'làm thuốc' ngày nhỏ chỉ để thỏa trí tò mò, nhưng với nữ tiến sĩ trẻ Trần Diệu Linh (31 tuổi, công tác tại Viện Công nghệ Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), không ngờ thú vui ấy lại bén duyên với cô mãi sau này, với những sáng chế mới về vật liệu y sinh dùng trong điều trị và chẩn đoán bệnh.
Đinh Thị H’Phim: “Chắp cánh” rượu ghè truyền thống

Đinh Thị H’Phim: “Chắp cánh” rượu ghè truyền thống

(GLO)- “Bà ngoại đã dành tâm huyết để gầy dựng thương hiệu “Rượu ghè H'Tuyết” và nâng tầm thành sản phẩm đặc trưng của địa phương. Để làm nên mỗi ghè rượu là hành trình chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống trao truyền qua bao thế hệ. Vì thế, tôi quyết tâm nối nghiệp và chắp cánh để hương rượu ghè của người Bahnar mãi bay xa”-chị Đinh Thị H’Phim (30 tuổi, làng Leng Tô, thị trấn Đak Pơ) bày tỏ.
Nguyễn Tiến Phong: Đốc công có nhiều sáng kiến

Nguyễn Tiến Phong: Đốc công có nhiều sáng kiến

(GLO)- Những năm gần đây, anh Nguyễn Tiến Phong-Đốc công ca sản xuất (Nhà máy Đường An Khê) có nhiều sáng kiến mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Mới đây, anh được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh lần thứ IV-2023.
Liên kết sản xuất cà phê theo quy trình khép kín

Liên kết sản xuất cà phê theo quy trình khép kín

(GLO)- Với mục tiêu nâng cao giá trị hạt cà phê, năm 2020, anh Nguyễn Hữu Thuận (thôn Thống Nhất, xã Ia Din, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) xây dựng mô hình sản xuất khép kín từ khâu trồng, thu hoạch đến chế biến. Không những vậy, anh còn liên kết với nhiều hộ dân trong xã để mở rộng mô hình, giúp bà con nông dân nâng cao thu nhập.
Sĩ quan trẻ đam mê công nghệ thông tin

Sĩ quan trẻ đam mê công nghệ thông tin

(GLO)- Không chỉ đạt giải nhì tại Hội thao Quân sự quốc tế năm 2022 (Army Games 2022), Thượng úy Nguyễn Thành Trung-Trợ lý Phòng Kỹ thuật (Lữ đoàn Thông tin 132, Binh chủng Thông tin liên lạc) còn có nhiều sáng kiến áp dụng vào huấn luyện đạt hiệu quả cao.
Học sinh Ia Grai sáng chế gậy thông minh cho người khiếm thị

Học sinh Ia Grai sáng chế gậy thông minh cho người khiếm thị

(GLO)- Với mong muốn giúp đỡ những người khiếm thị đi lại an toàn hơn, em Lê Quang Huy (Trường THPT Phạm Văn Đồng, huyện Ia Grai) đã nghiên cứu, chế tạo thành công gậy thông minh dò đường bằng cảm biến sóng âm. Sản phẩm đạt giải ba Cuộc thi sáng tạo thanh-thiếu niên, nhi đồng tỉnh Gia Lai lần thứ 11-2023.
BARTENDER - nghề 'chất' của người trẻ

BARTENDER - nghề 'chất' của người trẻ

Xuân Hiền (quê Bình Dương) ban đầu chỉ định học pha chế cho vui, chủ yếu phục vụ gia đình, người thân. Nhưng rồi cô gái 9x đã tìm thấy nhiều điều thú vị để chọn gắn bó với công việc bartender.