Vườn lan bạc tỉ của chàng trai 9X

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Chỉ sau 5 năm khởi nghiệp với nghề trồng lan, Vũ Đức Nghi (22 tuổi), TP.Bảo Lộc (Lâm Đồng), đã sở hữu một khu vườn lan cho thu nhập gần 1 tỉ đồng mỗi năm.

 Vũ Đức Nghi trong vườn phong lan
Vũ Đức Nghi trong vườn phong lan



Vườn lan của Nghi có diện tích 3.000 m2, được phủ lưới xanh. Toàn bộ cây lan trong vườn đều được Nghi sử dụng giá thể là dớn và vỏ thông nhập khẩu. Nhờ được chăm sóc tốt nên những chậu lan luôn xanh tốt, thân to bằng ngón tay cái được treo lủng lẳng thành từng tầng trên ống sắt dài hàng chục mét rất đẹp mắt.

Nghi cho biết trồng lan là công việc vừa thỏa chí đam mê vừa đem lại lợi nhuận khá cao. Khi mua được giống tốt về thì có thể tự ươm để nhân giống mà không phải mua lần thứ hai. Hiện nay, trong vườn của chàng trai 9X này có trên 10.000 giò phong lan các loại gồm: trầm rồng đỏ, hawaii tím, giả hạc chớp mỹ... trị giá bạc tỉ. Ngoài ra còn có một số loại phong lan giá trị cao, được nhiều người yêu thích và săn tìm như: lan giả hạc đột biến 5 cánh trắng Phú Thọ, 5 cánh trắng Hòa Bình... với giá bán tính bằng tiền triệu/cm. Ước tính mỗi năm, thu nhập của Nghi từ vườn lan đạt gần một tỉ đồng. Vì vậy, dù còn rất trẻ, nhưng Nghi đã được rất nhiều người trong giới chơi lan trên cả nước biết đến, đặc biệt là trên các diễn đàn của người chơi lan.

Nghi cho biết anh sinh ra và lớn lên ở Đồng Nai, khi học hết lớp 10 thì nghỉ học ở nhà phụ việc gia đình. Khi đó, có một người anh gần nhà trồng rất nhiều phong lan, Nghi thường đến chơi nên cũng rất thích và tìm tòi học hỏi cách trồng. “Tuy nhiên, vì còn nhỏ và chưa có tiền nên tôi chỉ ấp ủ một ngày nào đó cũng làm chủ một trại phong lan như anh hàng xóm”, Nghi thổ lộ.

Thời điểm đó, tại Đồng Nai rộ lên việc đi làm trầm hương, do rảnh rỗi Nghi xin bố mẹ đi làm trầm hương với những người hàng xóm để kiếm tiền. Sau 2 năm, Nghi dành dụm được 20 triệu đồng và quyết định khởi nghiệp với niềm đam mê phong lan. Nghi đã mua được 30 giò lan và đó là tài sản quý giá ban đầu của anh tại Đồng Nai. Khi biết khí hậu tại TP.Bảo Lộc phù hợp hơn cho các loại phong lan, năm 2015 Nghi cùng người anh lên Bảo Lộc lập nghiệp, mở trang trại trồng phong lan. Nghi cho biết thời gian tới sẽ đầu tư thêm khu nhà lưới rộng 2.000 m2 tại TP.Bảo Lộc để mở rộng trang trại trồng lan.

Lâm Viên (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Từ những chiếc bánh ép Huế bình dân, Ngô Văn Quốc (22 tuổi, quê P.Thuận An, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) đã cho ra đời sản phẩm đóng gói đẹp mắt, mang thương hiệu của Huế, bày bán tại các trung tâm thương mại, cửa hàng sân bay... khắp cả nước.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

(GLO)- Chiều 10-10, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) thi thuyết trình chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

(GLO)- Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, kết nối tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, hướng dẫn cách livestream bán hàng… là chuỗi hoạt động do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển thuộc Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức cuối tuần qua tại TP. Pleiku.