Vụ tai nạn thủy điện ở Kon Tum: Đưa máy bơm hút nước tìm kiếm 2 nạn nhân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lực lượng chức năng sẽ mở đường, đưa máy hút hố nước để tìm kiếm 2 công nhân mất tích trong quá trình thi công Thủy điện Đăk Mi 1, huyện Đăk Glei, Kon Tum

Ngày 31/12, đại diện UBND huyện Đăk Glei cho biết, lực lượng chức năng đang nỗ lực tìm kiếm 2 nạn nhân trong vụ tai nạn lao động xảy ra ở Thủy điện Đăk Mi 1 (xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei).

Hiện trường nơi xảy ra vụ việc
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc

Theo đó, trong sáng cùng ngày, lực lượng chức năng đã tìm thấy 2 thi thể công nhân quê Nghệ An và 1 người ở xã Đăk Choong. Đồng thời, cơ quan chức năng đang tổ chức khám nghiệm tử thi và chờ người nhà từ tỉnh Nghệ An vào bàn giao.

Hố nước các công nhân rơi xuống sâu khoảng 5m. Các đơn vị chức năng đang mở đường đưa máy bơm tới hút hố nước để tìm kiếm hai công nhân mất tích.

Ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn, UBND huyện cùng chủ đầu tư đã đến động viên các gia đình và hỗ trợ 5 triệu đồng mỗi người.

Theo Ban quản lý Dự án Thủy điện Đăk Mi 1, trong quá trình đổ bê-tông hạng mục đập tràn của thủy điện Đăk Mi 1 thì có 4 công nhân bị rớt xuống hố sâu và 1 công nhân ở phía dưới bị đá văng vào người gây tử vong.

Được biết, danh tính các nạn nhân gồm Hà Văn Sơn (30 tuổi), Kha Văn Kháy (26 tuổi), Ngân Văn Long (32 tuổi) và Lương Văn Hùng (20 tuổi), đều quê Nghệ An, là công nhân thuộc Công ty Dũng Phúc Lộc có địa chỉ xã Cát Vang, huyện Thanh Chương (Nghệ An). Nạn nhân còn lại là A Tuất (24 tuổi) trú thôn Đăk Lây, xã Đăk Choong huyện Đăk Glei là công nhân thuộc Công ty Nguyên Dược.

Đến trưa 31/12, lực lượng chức năng đã tìm được thi thể 3 công nhân, còn 2 nạn nhân vẫn đang mất tích.

Theo Tiền Lê - Nguyên Lê (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null