Vụ hành hung người tố giác phá rừng ở Lâm Đồng: Sẽ khởi tố vụ án

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo Phó Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng, Công an huyện Bảo Lâm sẽ phải tổ chức điều tra, khởi tố vụ việc một nhóm người hành hung người tố giác phá rừng, dẫn đến thương tật 12%.
 
Ông Lê Văn Ba, trú tại xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm bị các đối tượng đánh gãy tay khi đang quay phim ghi lại hiện trường vụ phá rừng trái phép. Ảnh: TTXVN phát
Ông Lê Văn Ba, trú tại xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm bị các đối tượng đánh gãy tay khi đang quay phim ghi lại hiện trường vụ phá rừng trái phép. Ảnh: TTXVN phát
Đại tá Đinh Xuân Huy, Phó Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng, vừa cho biết theo quy định của pháp luật, Công an huyện Bảo Lâm sẽ phải tổ chức điều tra, khởi tố vụ án trong vụ việc một nhóm người hành hung ông Lê Văn Ba (ở xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm) khi nạn nhân đang quay phim về hành vi phá rừng, dẫn đến tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích là 12%.
Đáng chú ý trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bảo Lâm đưa nạn nhân đi trưng cầu giám định pháp y nhưng tỷ lệ thương tật chỉ 3%, chưa thể khởi tố hình sự.
Trước đó, khoảng 16 giờ ngày 8/7/2022, ông Lê Văn Ba (sinh năm 1970, trú tại thôn 4, xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm) phát hiện nhiều cây thông tại khu vực khoảnh 6, tiểu khu 438a thuộc xã Lộc Phú bị đốn hạ nên đã trình báo Ủy ban Nhân dân xã Lộc Phú và Hạt Kiểm lâm huyện Bảo Lâm.
Để lưu tại bằng chứng, ông Ba đã dùng điện thoại chụp hình và quay lại hiện trường vụ phá rừng này.
Trong lúc ông Lê Văn Ba đang thực hiện việc ghi lại hình ảnh trên, bỗng xuất hiện 3 đối tượng xông tới dùng mũ cối hành hung ông.
Các đối tượng trên liên tục đánh nạn nhân cho đến khi có sự xuất hiện của Công an xã Lộc Phú mới chịu dừng lại. Ông Lê Văn Ba được chuyển tới điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Bảo Lâm trong tình trạng bị gãy cánh tay, nứt xương bả vai và chấn thương vùng đầu.
Kiểm tra hiện trường vụ việc, Hạt Kiểm lâm huyện Bảo Lâm xác định có 8 cây thông 3 lá khá lớn đã bị cưa hạ, cắt khúc, để lại tại hiện trường 60 lóng gỗ. Ngoài ra, còn có 20 cây thông đã bị ken gốc, trong đó nhiều cây đã chết khô. Đây là khu vực rừng thông được Nhà nước giao cho cộng đồng dân cư quản lý. Nhiều năm qua, khu vực này là điểm nóng về tình trạng phá rừng để lấn chiếm đất lâm nghiệp.
Theo thông tin từ Công an huyện Bảo Lâm, khi vụ việc xảy ra, cơ quan điều tra đã nhanh chóng trưng cầu giám định pháp y về tỷ lệ thương tật và đánh giá tài sản bị thiệt hại.
Sau khi nhận kết quả về tài sản bị thiệt hại và trưng cầu giám định, ông Ba không đồng ý về kết quả giám định và đề nghị được giám định lại nên Công an huyện Bảo Lâm đã đưa ông Ba đi giám định tại Phân viện Khoa học hình sự của Bộ Công an tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo Thông báo kết luận giám định số 567/TB-ĐTTH ngày 19/7/2022 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bảo Lâm thì kết luận giám định pháp y về thương tật của Trung tâm Pháp y tỉnh Lâm Đồng đối với ông Lê Văn Ba có tỷ lệ tổn thương do thương tích gây nên tại thời điểm giám định là 3%.
Đến ngày 8/9/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bảo Lâm đã có Thông báo số 95/TB-ĐTTH gửi người bị hại. Nội dung thông báo nêu rõ căn cứ kết luận giám định pháp y về thương tích của Phân viện Khoa học hình sự của Bộ Công an tại Thành phố Hồ Chí Minh, tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây ra tại thời điểm giám định của ông Lê Văn Ba là 12%.
Ngày 12/9/2022, tại Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng tổ chức, Đại tá Đinh Xuân Huy, Phó Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết trước khi đến dự họp báo, ông chưa nhận được thông báo kết quả giám định của Công an huyện Bảo Lâm. Tuy nhiên, vụ việc này thuộc thẩm quyền giải quyết của Công an cấp huyện, đơn vị tiếp nhận giải quyết tin báo và sẽ báo cáo kết quả về.
Hiện đã có kết quả giám định thương tật khác thì Công an huyện Bảo Lâm sẽ căn cứ để điều tra xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo Chu Quốc Hùng (TTXVN/Vietnam+)
 

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null