Vụ gỗ đè chết người tại Đak Tô: Xác minh nguồn gốc gỗ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ông Hoàng Văn Chất-Phó Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Đak Tô (tỉnh Kon Tum) cho biết: Sáng 31-5, Trạm trồng rừng, bảo vệ rừng Đăk Rơ Nga đã tổ chức lực lượng đi xác minh nguồn gốc và vị trí khai thác gỗ nếu có trong vụ việc gỗ đè chết người xảy ra vào tối 30-5.
 

 

Theo nhận định của lãnh đạo công ty, số gỗ trên có thể là gỗ mót được tận dụng từ các vụ khai thác gỗ lậu trước đó đã bị công ty phát hiện và xử lý.

Trước đó, vào đêm 30/5 một vụ tai nạn dẫn đến chết người đã xảy ra tại tiểu khu 279, thuộc lâm phần của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Đak Tô, thuộc địa bàn xã Đak Rơ Nga, huyện Đak Tô.

Cụ thể, một tốp 3 người đang dùng xe máy độ chế vận chuyển gỗ. Khi đến vị trí trên, do đường rừng đi lại khó khăn, xuống dốc, mất phanh nên chiếc xe của anh A Ná (người làng Đak Kon, xã Đak Rơ Nga) bị ngã đổ. Hậu quả anh A Ná bị chính khúc gỗ mình đang vận chuyển đè chết tại chỗ. Ngay sau khi sự việc xảy ra, tang vật và phương tiện đã bị những người đi cùng tẩu tán.

Hiện, lâm phần của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Đak Tô đoạn qua xã Đak Rơ Nga đang là "điểm nóng" về việc khai thác gỗ trái phép.

Cao Nguyên (TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.