Voi rừng quậy tưng bừng, phá rẫy, rượt đuổi người dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Voi rừng liên tiếp về nương rẫy phá hoại cây trồng, rượt đuổi người dân nhưng cơ quan chức năng ở Đắk Nông vẫn chưa đưa ra phương án giải quyết vấn đề
Sáng 9-9, ông Đinh Công Xoan - Chủ tịch UBND xã Ea Pô, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông - cho biết chính quyền xã vừa có báo cáo gửi các ngành chức năng về việc voi rừng thường xuyên xuất hiện, phá hại vườn rẫy và tấn công người dân địa phương.

Hai con voi rừng thường xuyên về khu vực nương rẫy
Hai con voi rừng thường xuyên về khu vực nương rẫy
Mới đây nhất, khoảng 4 giờ ngày 6-9, 2 con voi rừng xuất hiện và phá hơn 2 sào đậu, bắp và xoài của gia đình ông Đinh Văn Cảnh (thôn Ba Tầng, xã Ea Pô). 
Trước đó, rạng sáng 4-8, có 2 con voi rừng xuất hiện tại khu vực trồng cao su của một doanh nghiệp rồi rượt đuổi, khiến nhiều công nhân đang cạo mủ cao su tháo chạy.

Voi rừng phá hoại cây trồng
Voi rừng phá hoại cây trồng
Từ đầu năm 2020 đến nay, đã có hơn 10 lần voi rừng xuất hiện tại vườn rẫy, khu dân cư, phá hoại cây trồng của người dân trên địa bàn xã Ea Pô. 
"Chúng tôi đã nhiều lần gửi văn bản báo cáo cơ quan chức năng về thực trạng voi rừng về phá hoại cây trồng, đe dọa tính mạng người dân nhưng đến nay vẫn chưa nhận được sự giúp đỡ, phương án xử lý" - ông Xoan nói.

Voi rừng từng phá nhà cửa của người dân ở huyện Cư Jút
Voi rừng từng phá nhà cửa của người dân ở huyện Cư Jút
Những con voi rừng này từ Vườn Quốc gia Yók Đôn (tỉnh Đắk Lắk) qua để tìm kiếm thức ăn. Điều đáng lo ngại, những con voi này rất hung dữ, rượt đuổi người mỗi khi bắt gặp. 
Theo NLĐO

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.