Voi không xuất hiện trong tiết mục quan trọng ở Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk vừa giải thích nguyên nhân voi nhà không xuất hiện tại tiết mục lễ hội đường phố (nằm trong chuỗi sự kiện của Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2023).
Voi sẽ không xuất hiện trong tiết mục quan trọng ở Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột.

Voi sẽ không xuất hiện trong tiết mục quan trọng ở Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột.

Ngày 7.3, trao đổi với Lao Động, bà Nguyễn Thụy Phương Hiếu - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk - cho biết: "Trong lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2023, ở tiết mục lễ hội đường phố sẽ không có sự xuất hiện của voi nhà như những đợt tổ chức trước đó. Bởi lẽ, địa phương đã cam kết với Tổ chức Động vật Châu Á không thực hiện những hoạt động ảnh hưởng đến phúc lợi của voi".

Trả lời câu hỏi nếu thiếu sự xuất hiện của voi, lễ hội đường phố có còn mang đặc trưng văn hóa riêng của Tây Nguyên, còn gây thích thú cho du khách trong và ngoài nước hay không, bà Hiếu cho rằng: Lễ hội đường phố sẽ có nhiều hoạt động ý nghĩa, mỗi năm sẽ có sự đổi mới, chủ đề năm nay cũng khác hơn.

Trong lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 sẽ có nhiều tour du lịch voi thân thiện. Du khách muốn trải nghiệm về voi sẽ về quê hương của voi tại 2 huyện Lắk và Buôn Đôn. Tại đây, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều mô hình thân thiện mới đối với loài động vật này.

Lễ hội đường phố - một tiết mục có trong Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột được tổ chức vào năm 2019. Ảnh: UBND tỉnh Đắk Lắk.

Lễ hội đường phố - một tiết mục có trong Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột được tổ chức vào năm 2019. Ảnh: UBND tỉnh Đắk Lắk.

Được biết, lễ hội đường phố sẽ diễn ra từ 15h30 đến 17h30 ngày 10.3, tại khu vực ngã 6 TP.Buôn Ma Thuột với sự tham gia của đại sứ truyền thông lễ hội, các đoàn nghệ nhân, nông dân, nghệ thuật các nước, hoa hậu, người đẹp nổi tiếng, ca sĩ, nhóm ca, siêu xe… Đây là một trong những tiết mục rất quan trọng của cả lễ hội.

Như Lao Động đã thông tin, bên cạnh những dịch vụ đã triển khai như chụp ảnh cùng voi, cho voi ăn, tắm cùng voi... thì doanh nghiệp, cơ quan chức năng ở tỉnh Đắk Lắk đang tiến hành thực hiện chương trình Buôn Đôn: Dựng chuỗi pano “Tôi cười cùng voi, Tôi ngừng cưỡi voi”; Buôn Ma Thuột: Dựng chuỗi pano tuyên truyền “Tôi cười cùng voi, Tôi ngừng cưỡi voi”.

Qua đó, mang lại nguồn thu nhập đủ tốt cho chủ voi, nài voi nhằm giúp họ an tâm và tin tưởng vào chủ trương đúng đắn của UBND tỉnh là dẹp bỏ du lịch cưỡi voi và chuyển sang mô hình thân thiện với loài vật này.

Ngoài ra, phía UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt khoản viện trợ hỗ trợ của Tổ chức Động vật châu Á với tổng giá trị hơn 55,4 tỉ đồng, tương đương 2,43 triệu USD để hỗ trợ việc thực hiện chuyển đổi mô hình du lịch cưỡi voi sang mô hình du lịch thân thiện với voi.

Đắk Lắk đang còn 37 con voi nhà và khoảng 80-100 con voi rừng, giảm khoảng 90% so với năm 1980.

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), chủ tọa Trần Nam Hà đề nghị các bị cáo “đi thẳng vào vấn đề”, không trình bày lòng vòng.