Vợ Việt chồng Tây: Chuyến du lịch 3 tháng duyên nợ, yêu từ cái nhìn đầu tiên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lúc đầu chàng trai người Thụy Sĩ chỉ xin visa đi du lịch 3 tháng nhưng vì phải lòng cô gái Việt Nam, anh quyết định ở lại. Chuyến đi đặc biệt mang đến cho anh một gia đình hạnh phúc với cặp sinh đôi kháu khỉnh.

Ảnh: NVCC
Ảnh: NVCC


Cứ ngỡ cô gái Việt Nam nói dối... tuổi

Chị Lộc Thị Phương (28 tuổi) là người dân tộc Thái, hiện đang là giám đốc một công ty lữ hành tại Phú Quốc. Chồng chị là anh Julien Kunzi, một kỹ sư phần mềm làm tự do người Thụy Sĩ.

Chị Phương kể lại, cuối năm 2015 trong chuyến du lịch Việt Nam lần đầu tiên anh Julien Kunzi đã chọn Đà Lạt làm điểm đến. Khi đó, chị cũng đang làm việc tại đây. Họ hẹn gặp nhau sau khoảng 1 tuần nhắn tin trò chuyện qua điện thoại.

Ấn tượng ban đầu chị thấy anh rất hiền, trẻ hơn so với tuổi và hài hước. Còn với anh, lần đầu tiên gặp mặt một người con gái Việt Nam, anh Kunzi thấy chị rất trẻ nên cứ ngỡ chị nói dối tuổi. Anh cũng ấn tượng trước sự tự chủ và thẳng tính của chị Phương.

 

Chị Phương và anh Kunzi yêu nhau 4 năm trước khi quyết định về chung một nhà - ẢNH: NVCC
Chị Phương và anh Kunzi yêu nhau 4 năm trước khi quyết định về chung một nhà - ẢNH: NVCC


“Vì hai người mới gặp mà có cảm giác thân quen cứ như gặp nhau từ lâu. Thêm nữa, cả hai chúng tôi có nhiều điểm chung nên anh quyết định ở lại Đà Lạt thêm một tháng để tìm hiểu tôi. Dần dần tôi cũng nảy sinh tình cảm với anh nên đồng ý làm người yêu anh”, chị Phương chia sẻ.

Chị Phương cảm nhận được anh là người chu toàn, trách nhiệm và chung thuỷ. Anh nhớ tất cả các ngày kỷ niệm, ngày sinh nhật và luôn mang đến niềm vui cho chị một cách bất ngờ.

"Nớ nhất là lúc ba tôi mất, anh bay từ Phú Quốc về miền Trung. Gặp lúc trời mưa, đường vào nhà bùn lầy nên anh quyết định đi bộ 5km tìm đường về nhà tôi, cũng may ở quê nhà ai cũng biết nhau nên anh được họ chỉ tận nhà", chị Phương kể. "Rồi ngày ba mẹ anh sang hỏi cưới vợ theo phong tục Việt Nam cũng gặp đúng trời mưa nên nhà tôi cho xe công nông ra đón. Dù đi lại cực khổ nhưng ba mẹ anh không ngại và quý mến tình cảm của vợ chồng tôi”.

 

 


Trước khi đi đến hôn nhân, vì để "chắc chắn", chị Phương giấu chuyện tình cảm với gia đình suốt 1 năm mới đưa người yêu về nhà. Trong khi đó, gia đình anh cũng lo lắng vì anh chỉ xin visa đi du lịch 3 tháng nhưng mãi chưa thấy về nên bố mẹ anh bay từ Thụy Sĩ sang Việt Nam để xem cuộc sống anh như thế nào.

 

Tắm rửa, thay tã, cho bé ăn... chồng Tây không ngại việc gì
Tắm rửa, thay tã, cho bé ăn... chồng Tây không ngại việc gì


Mối tình của anh và chị kéo dài 4 năm trước khi họ quyết định về chung một nhà. Một năm sau, niềm vui của gia đình chị nhân đôi khi đón cặp bé trai song sinh kháu khỉnh. Hiện tại, hai bé đã được 4 tháng và đây cũng là sự thay đổi lớn nhất với vợ chồng chị trong suốt thời gian qua.

Dù chăm con nhỏ có đôi lúc vất vả nhưng tình cảm và sự quan tâm của ông xã là động lực giúp chị xua tan mọi mệt mỏi, cực nhọc. “Từ việc tắm rửa, thay tã, cho bé ăn ngủ… ông xã không ngại việc gì cả. Hơn nữa gia đình hai bên cũng động viên nhiều, đặc biệt là mẹ chồng lúc nào cũng nhắc nhở phải quan tâm vợ nên anh thường chăm con, bảo tôi tranh thủ ra ngoài cho khuây khỏa. Chính vì vậy dù có chăm con nhỏ nhưng tôi khá thoải mái”, chị Phương chia sẻ.


 

Vợ chồng chị chụp ảnh kỷ niệm trong một lần về Thụy Sĩ thăm nhà - ẢNH: NVCC
Vợ chồng chị chụp ảnh kỷ niệm trong một lần về Thụy Sĩ thăm nhà - ẢNH: NVCC
Dự định của anh chị đợi hai con lớn thêm rồi sang Thụy Sĩ sinh sống - ẢNH: NVCC
Dự định của anh chị đợi hai con lớn thêm rồi sang Thụy Sĩ sinh sống - ẢNH: NVCC


Cũng theo lời chị Phương, từ khi quen chị anh ở lại Việt Nam đến tận bây giờ. Thỉnh thoảng anh có về Thụy Sĩ thăm nhà và ba mẹ anh năm nào cũng sang Việt Nam thăm vợ chồng chị.

Dù khác biệt về văn hoá, ngôn ngữ nhưng anh luôn cố gắng thích nghi với cuộc sống ở Việt Nam. Anh có tham gia vài khóa học tiếng Việt, nhưng vì ở trung tâm họ nói giọng Bắc, nhà chị ở miền Trung, hiện tại hai vợ chồng sống ở miền Nam nên anh gặp chút khó khăn về ngôn ngữ.

“Hiện tại vợ chồng tôi luôn cố gắng vun vén niềm hạnh phúc, tôi cố gắng phát triển công ty du lịch để lo cho cuộc sống”, chị Phương tâm sự.

 

Theo DƯƠNG LAN (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 2-Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng tảo hôn trên địa bàn.

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
'Dân số vàng' và nhân lực trẻ

'Dân số vàng' và nhân lực trẻ

Trong báo cáo đánh giá tác động dự án Luật Dân số đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế cho biết dự luật sẽ không quy định số con đối với mỗi cặp vợ chồng mà trao quyền quyết định cho mỗi gia đình, gắn với trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy con tốt.
Hàng xóm kể gì về kẻ dùng xyanua đầu độc người thân?

Hàng xóm kể gì về kẻ dùng xyanua đầu độc người thân?

Khi Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thị Hồng Bích (38 tuổi) để điều tra về tội “Giết người”, người dân ở xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch nơi nghi phạm cư trú không khỏi bàng hoàng với thủ đoạn tàn độc của người phụ nữ này.
Các đội thi thuyết trình về sản phẩm tái chế của mình trước Ban Giám khảo cuộc thi

Gia đình chị Nguyễn Thị Hường giành giải nhất hội thi “Gia đình chung tay bảo vệ môi trường” thị xã An Khê

(GLO)- Nhân kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2024), ngày 24-6, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) thị xã An Khê tổ chức Hội thi “Gia đình chung tay bảo vệ môi trường”. Gia đình chị Nguyễn Thị Hường-hội viên phụ nữ xã Cửu An xuất sắc giành giải nhất hội thi.