Vợ chồng 'vua cà phê' Trung Nguyên dù tại tòa 'không nhìn mặt nhau', nhưng sẽ phải đối diện nhau tại pháp đình trong hai ngày, để tòa phân xử quan hệ hôn nhân của hai người.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo tại phiên tòa ngày 29/1. Ảnh: Tân Châu
Chiều 18/2, TAND TPHCM xác nhận với Tiền Phong đã có quyết định đưa vụ ly hôn giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo và bị đơn là ông Đặng Lê Nguyên Vũ (SN 1971, chồng của bà Thảo, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên) ra xét xử trong hai ngày 20 – 21/2. Các quyết định triệu tập đã được Tòa tống đạt cho các bên liên quan.
Các luật sư của ông Đặng Lê Nguyên Vũ có mặt tại tòa, tuy nhiên thiếu luật sư phía bà Thảo nên phiên tòa ngày 29/1 đã hoãn. Ảnh: Tân Châu
Vào ngày 29/1, phiên tòa này đã được mở, chủ tọa đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử theo trình tự sơ thẩm, tuy nhiên phiên tòa đã tạm dừng ngay sau khai tòa khoảng 30 phút vì thiếu vắng luật sư Phan Trung Hoài (Đoàn Ls TPHCM, bảo vệ quyền lợi cho bà Thảo - Ls Phan Trung Hoài bận tham gia bảo vệ cho cựu thứ trưởng công an Bùi Văn Thành trong vụ án Vũ ‘nhôm’).
Phiên tòa ngày 29/1 cả hai vợ chồng 'vua cà phê' Trung Nguyên không nhìn nhau dù họ ngồi cùng hàng ghế đầu tiên. Ảnh: Tân Châu
Theo đơn ly hôn của bà Thảo thì bà và ông Vũ kết hôn năm 1998, đăng ký kết hôn tại UBND phường Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk và có với nhau 4 người con.
“Chúng tôi hạnh phúc, thương yêu nhau thật sự, cùng nhau tạo lập thương hiệu cà phê Trung Nguyên với Tập đoàn Trung Nguyên và các công ty trực thuộc, chăm sóc con cái, nuôi dưỡng con cái”, và Thảo viết trong đơn ly hôn và xác nhận họ từng có một thời rất hạnh phúc bên nhau.
Tuy nhiên sau đó theo bà Thảo giữa hai người phát sinh mâu thuẫn. "Chúng tôi mâu thuẫn trong tư tưởng, suy nghĩ về cuộc sống và đời sống vợ chồng, trong việc điều hành Cty và trong cách nuôi nấng, dạy dỗ con cái", bà Thảo trình bày nguyên nhân xin ly hôn trong đơn và tiếp: “Mục đích hôn nhân không đạt, việc kéo dài tình trạng hôn nhân càng làm cho chúng tôi thêm đau khổ”.
Đơn ly hôn của bà Thảo cho biết bà chấp nhận trực tiếp chăm sóc 4 đưa con chung và mong muốn ông Vũ có trách nhiệm trợ cấp nuôi con. Việc phân chia tài sản chung cũng được bà Thảo nêu trong đơn ly hôn.
(GLO)- Xã Ia Kly (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) chỉ cách trung tâm huyện khoảng 4 km nhưng luôn là điểm nóng của tình trạng tảo hôn. Thực trạng này nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ mang đến nhiều hệ lụy về sau.
(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
(GLO)- Đề xuất để cặp vợ chồng tự quyết định sinh bao nhiêu con của Bộ Y tế là một trong những giải pháp giàu tính nhân văn, thích hợp với điều kiện thực tế hiện tại và phù hợp với Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền công dân.
(GLO)- Ngày 12-7, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) sơ kết 3 năm thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch, góp phần vun đắp giá trị gia đình Việt Nam” giai đoạn 2021-2024.
Trong báo cáo đánh giá tác động dự án Luật Dân số đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế cho biết dự luật sẽ không quy định số con đối với mỗi cặp vợ chồng mà trao quyền quyết định cho mỗi gia đình, gắn với trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy con tốt.
Khi Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thị Hồng Bích (38 tuổi) để điều tra về tội “Giết người”, người dân ở xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch nơi nghi phạm cư trú không khỏi bàng hoàng với thủ đoạn tàn độc của người phụ nữ này.
(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.
Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng” hướng tới sự phát triển bền vững, tôn vinh truyền thống văn hóa gia đình trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
(GLO)- Đó là chủ đề của Ngày Gia đình Việt Nam (28-6) năm nay. Vì vậy, mỗi gia đình phải là một mái ấm hạnh phúc, rộn tiếng cười vui để cùng nhau xây dựng đất nước tiến bộ, hạnh phúc.
Trò chuyện với nhân dân tại đình cổ Đường Lâm, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định gia đình là tế bào của xã hội, là nơi nuôi dưỡng, thành trì quan trọng nhất của mỗi người.
Người dân phát hiện căn nhà cháy đã nhanh chóng báo lực lượng công an đến dập lửa. Sau khi dập lửa, lực lượng chức năng phát hiện 2 vợ chồng trẻ đã tử vong.
Khi sinh em bé, chị Hoa hạnh phúc khi biết chồng và cả nội ngoại chờ đợi bên ngoài với nhiều cảm xúc khó tả. Từng đổ vỡ một lần, người mẹ trẻ này được gia đình chồng yêu thương hết mực.
(GLO)- Nhân kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2024), ngày 24-6, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) thị xã An Khê tổ chức Hội thi “Gia đình chung tay bảo vệ môi trường”. Gia đình chị Nguyễn Thị Hường-hội viên phụ nữ xã Cửu An xuất sắc giành giải nhất hội thi.
Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao nêu rõ: trường hợp vợ đang có thai, sinh con thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn; không phân biệt vợ có thai, sinh con với ai.
(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, các cấp Hội phụ nữ trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã thành lập và duy trì 21 mô hình “Nhóm phụ nữ tiết kiệm mua thẻ bảo hiểm y tế vì sức khỏe gia đình” với gần 300 thành viên tham gia.
(GLO)- Theo hãng thông tấn Yonhap, ngày 3-6, chính quyền thủ đô Seoul (Hàn Quốc) thông báo sẽ cung cấp các ưu đãi đặc biệt cho các công ty vừa và nhỏ thực hiện các biện pháp khuyến khích người lao động sinh.
(GLO)- Vtv.vn đưa tin, kết quả một nghiên cứu mới của Viện Nghiên cứu An sinh xã hội và dân số quốc gia Nhật Bản, vào năm 2050, số hộ gia đình chỉ có người già neo đơn được dự báo sẽ chiếm tới 1/5 tổng số hộ gia đình ở Nhật Bản.