Vợ chồng "đại chiến" vì chuyện ăn Tết nội hay Tết ngoại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đã gần chục cái Tết xa quê, tôi không còn nhớ nổi mùi ngai ngái từ nồi bánh chưng của bố chiều 30, vị chè lam mẹ hay nấu sáng mùng 1x.
Đã gần chục cái Tết, tôi không được ở bên bố mẹ đẻ. (Ảnh minh họa)
Đã gần chục cái Tết, tôi không được ở bên bố mẹ đẻ. (Ảnh minh họa)
Lấy chồng 8 năm, là từng ấy thời gian tôi chưa được ăn Tết cùng bố mẹ đẻ ở quê nhà. Năm nào cũng vậy, cứ gần đến ngày Tết, khi gọi điện cho bố mẹ, tôi lại ngậm ngùi: "Mẹ ơi, con xin lỗi, Tết này, chúng con không về ăn Tết với bố mẹ được"... Chưa nói hết câu, tôi đã thấy giọng mẹ tôi nghẹn lại: "Đấy, lấy chồng xa khổ thế đấy con ạ. Con gái về nhà chồng rồi, thì phải theo chồng. Ở đấy, chuẩn bị Tết cho ông bà nội chu đáo vào con ạ".
Tính mẹ tôi vốn mau nước mắt, chỉ cần hơi xúc động, là bà lại khóc. Tôi sợ nhìn thấy những giọt nước mắt của mẹ. Những lúc ấy, tôi vẫn cố kìm lại để không khóc theo, rồi lại hứa hẹn, ngày này năm sau con về, nhưng cũng có mấy khi chúng tôi thực hiện được lời hứa ấy vì công việc quá bộn bề.
Đến giờ tôi mới thấy cái khổ của việc lấy chồng xa. Quê chồng tôi ở Huế, còn quê tôi ở Hải Phòng. Trong khi đó, vợ chồng tôi lại ở Sài Gòn. Hiện bố mẹ tôi đang sống tại Hải Phòng cùng em trai tôi đang học lớp 10, còn bố mẹ chồng tôi thì ở cùng vợ chồng em tôi.
Chồng tôi là con trưởng, nên mỗi dịp Tết đến, chúng tôi đều về nhà nội ăn Tết. Hơn nữa, ông bà nội cũng mới có mỗi bé Bi nhà tôi là cháu nội đầu lòng, nên không muốn cho cháu đi đâu xa ngày Tết. Gần 10 năm qua, vì chiều ý chồng và mẹ chồng, thời gian nghỉ Tết ngắn, nên tôi chưa từng một lần được về nhà ăn Tết với bố mẹ đẻ. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, tôi vẫn gọi video call về nhà cho bố mẹ, dẫu vậy, cũng không thể nguôi ngoai nỗi nhớ nhà.
Năm nay, em chồng tôi cũng đã có gia đình riêng, nên tôi xin phép bố mẹ chồng cho vợ chồng tôi được về nhà ngoại ăn Tết. Bố chồng tôi vốn rất tâm lý, nên đồng ý ngay. Nhưng mẹ chồng tôi lại hậm hực, khó chịu, nói con gái đã đi lấy chồng, mà chỉ chân trước chân sau muốn chạy về nhà. Chồng tôi nghe lời mẹ, nên cũng dẹp luôn ý định về ngoại ăn Tết. Anh nói, đợi 1 vài năm nữa, khi con tôi lớn hơn, đi lại sẽ thuận tiện, vợ chồng chú em có con rồi, ông bà nội cũng đỡ buồn, lúc ấy, muốn đi đâu cũng được.
Tôi bức xúc quá, nên gân cổ cãi bằng được. Tôi thật không hiểu, tại sao chồng không thể hiểu cho tôi. Anh nói mọi chuyện đơn giản như vậy, bởi năm nào anh cũng được ăn Tết cùng bố mẹ. Con tôi năm nay cũng đã hơn 6 tuổi, nên cũng không thể lấy lý do con bé.
Vì chuyện ăn Tết bên nội hay bên ngoại, mà vợ chồng tôi "đại chiến" hơn 1 tuần nay. Tôi cảm thấy rất buồn, không phải vì không được ăn Tết cùng bố mẹ, mà còn bởi chồng tôi không thể chia sẻ cùng vợ.
PV (VOV)

Có thể bạn quan tâm

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

(GLO)- Hạnh phúc không phải là đích đến mà là hành trình chúng ta đi qua mỗi ngày. Khi ta biết cách nhân lên niềm hạnh phúc, cuộc sống trở nên ý nghĩa, nhẹ nhàng và đáng sống hơn. Đó là cách mà nhiều gia đình đang tạo lập cũng như chung tay gìn giữ.

Những cô gái gồng gánh gia đình qua biến cố

Những cô gái gồng gánh gia đình qua biến cố

Trong cuộc sống, không ít lần chúng ta chứng kiến những cô gái tưởng chừng yếu đuối, nhưng lại trở thành trụ cột vững chãi cho gia đình khi biến cố ập đến. Đối mặt với khó khăn, bằng nghị lực phi thường, họ xây dựng tương lai cho những người thân yêu.

Ảnh minh họa: GOLDYNGOC

“Không đâu bằng về nhà”

(GLO)- Chiếc xe vừa chớm tới đèo An Khê, một hành khách bật thốt lên: “Tới đèo An Khê cũng coi như về tới nhà, thật nhẹ hết người!”. Câu nói đã nhận được sự đồng tình của nhiều người khác: “Ừ, đúng vậy”, “Mình cũng thấy thế”, “Không đâu bằng về nhà”...

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 2-Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng tảo hôn trên địa bàn.