Vì sao 4 Giám đốc sở ở Lâm Đồng bị phê bình?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái vừa có văn bản phê bình 4 Giám đốc sở vì chậm trễ trong việc thi hành Luật Đất đai 2024.

Ngày 23/12, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hồng Thái đã có văn bản phê bình Giám đốc 4 sở vì chậm trễ trong công tác tham mưu, xây dựng và trình các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc thi hành Luật Đất đai 2024.

tan-pho-bi-thu-tinh-uy-7957.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái.

Theo đó, 4 Giám đốc sở bị phê bình gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường; Tài chính; Lao động-Thương binh và Xã hội; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Những Giám đốc này bị phê bình vì chậm trễ trong công tác tham mưu, xây dựng và trình các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc thi hành Luật Đất đai 2024, gây ảnh hưởng đến tiến độ tổ chức thi hành luật cũng như sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Vì vậy, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng giao Sở Nội vụ xem xét các nội dung phê bình này khi đánh giá xếp loại chất lượng công tác năm 2024 đối với Giám đốc và lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Đồng thời, lãnh đạo tỉnh yêu cầu lãnh đạo 4 Sở trên khẩn trương tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện Luật Đất đai 2024. Đây là các văn bản quan trọng mà đến nay tỉnh vẫn chưa ban hành đầy đủ và đúng quy trình, ảnh hưởng đến việc triển khai các quy định của luật này.

Bên cạnh đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để rà soát và lập danh sách các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh mà tiến độ đã hết nhưng vẫn chưa đưa đất vào sử dụng.

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đề nghị, Sở Kế hoạch và Đầu tư phải báo cáo UBND tỉnh kết quả rà soát và đề xuất các biện pháp xử lý; Đồng thời gửi thông tin cho Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, theo dõi, xử lý, trước ngày 20/1/2025.

Đến tháng 12/2024, tỉnh Lâm Đồng vẫn chưa ban hành 16 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thi hành Luật Đất đai, dù đây là các văn bản thuộc thẩm quyền của địa phương. Nguyên nhân chính được xác định là sự chậm trễ trong công tác tham mưu và trình các văn bản này, khiến UBND tỉnh chưa thể trình HĐND tỉnh để ban hành.

Theo Khải Minh (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

(GLO)- Di sản địa-văn hóa Tây Nguyên là tài sản vô giá của quốc gia, góp phần tạo nên sự đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Việc bảo tồn, phát huy giá trị nguồn tài nguyên di sản này đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, cấp bách không những cho thế hệ hôm nay mà cả mai sau.

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Huyện Krông Búk là một trong 5 đơn vị hành chính hình thành sớm nhất của tỉnh, trong suốt chiều dài lịch sử với 3 tên gọi: Buôn Hồ (thời kháng chiến chống Pháp), H4 (thời kháng chiến chống Mỹ) và Krông Búk (khi đất nước thống nhất).