Vẽ dừa tết, kiếm hàng chục triệu đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Với tình yêu nghệ thuật và đôi tay khéo léo, anh Trần Minh Nhựt đã 'hô biến' những trái dừa thành vật trang trí bắt mắt. Thu nhập của anh từ công việc này vào mỗi dịp tết khoảng 10-15 triệu đồng.
 
Anh Trần Minh Nhựt vẽ dừa dịp tết. Ảnh: NVCC
Anh Trần Minh Nhựt vẽ dừa dịp tết. Ảnh: NVCC
“Thổi hồn” vào những trái dừa
Ngắm những trái dừa được dán chữ nổi “Phúc - Lộc - Thọ”, điểm tô bên cạnh đó là hình vẽ cành hoa mai, hoa đào vô cùng bắt mắt, khiến ai cũng nghĩ ngay đến không khí tết. Chúng được “thổi hồn” bởi đôi bàn tay khéo léo của anh Trần Minh Nhựt (28 tuổi), ở TP.Tân An, Long An.
Tốt nghiệp ngành sư phạm mỹ thuật, Trường CĐ Sư phạm Long An, có gần 4 năm đứng lớp nhưng vì lý do riêng nên anh không thể tiếp tục công việc này. Hiện tại, dù làm giám sát bán hàng tại một công ty giấy, thế nhưng máu yêu nghệ thuật vẫn chảy trong anh. Ngoài thời gian đi làm tại công ty, anh tận dụng những lúc rảnh rỗi để vẽ, trang trí lên những quả dừa nhằm thỏa đam mê nghệ thuật của mình.
Để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh, anh Nhựt mất 2 giờ đồng hồ, trải qua khá nhiều công đoạn như: chọn dừa, dán chữ nổi, vẽ màu và trang trí thêm hoa mai, hoa đào..., trong đó bước dán chữ nổi là bước quan trọng nhất. Anh Nhựt lý giải: “Chữ nổi phải dán vừa phải, tinh tế để không bị lộ keo và liền lạc với trái dừa, khi phun sơn lên chữ và dừa sẽ như một thể. Bước này nếu không làm kỹ thì chữ và dừa sẽ không ăn khớp với nhau, khiến sản phẩm không đẹp”.
 
ẢNH: NHÂN VẬT CUNG CẤP
ẢNH: NHÂN VẬT CUNG CẤP
Ngoài ra, chọn dừa cũng là một công đoạn quan trọng không kém. Dừa phải tròn đều, vỏ láng mịn, hình dáng phải thật cân đối. Đây là một công đoạn ảnh hưởng ít nhiều đến độ thẩm mỹ của sản phẩm, vì dừa phải đẹp thì sản phẩm khi làm ra mới đẹp.
Khéo léo và tỉ mỉ là yếu tố đòi hỏi rất nhiều ở người làm để tạo ra một sản phẩm đẹp mắt, mọi bước luôn phải làm thật sự cẩn thận bởi vì không thể bôi, xóa sau khi đã vẽ lên.
Kiếm chục triệu dịp tết
Ban đầu, anh Nhựt chỉ trang trí dừa để tặng cho người thân. Dần dần sản phẩm của anh được nhiều người biết đến và hỏi mua, đa số yêu thích vì sự bắt mắt, phù hợp cho việc chưng tết.
 
ẢNH: NHÂN VẬT CUNG CẤP
ẢNH: NHÂN VẬT CUNG CẤP
“Để vẽ ra một quả dừa phù hợp cho việc chưng ngày tết thì đòi hỏi ở sản phẩm rất nhiều sự nổi bật. Hoa mai, hoa đào mình vẽ phải thật sự bắt mắt, như thế thì khi chưng trong nhà nhìn xa hoặc chụp ảnh mới đẹp”, anh Nhựt chia sẻ.
Đây là năm thứ 3 anh Nhựt làm công việc này. Dù là công việc mang tính thời vụ nhưng mang lại thu nhập cho anh khá tốt. Trong vòng 2 tuần trước mỗi dịp Tết Nguyên Đán, số tiền anh thu nhập từ việc vẽ dừa là 10-15 triệu đồng.
Anh Nhựt cho biết rất yêu thích công việc này, nó giúp anh vừa thỏa mãn niềm đam mê vẽ vừa kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống.
Theo Thái Duy (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bí thư chi đoàn làm kinh tế giỏi

Bí thư chi đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với đức tính năng động và sáng tạo, anh Cao Đình Khánh-Bí thư Chi Đoàn thôn Ia Lâm Tốk (xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) đã trở thành điển hình thanh niên làm kinh tế giỏi ở địa phương. Hiện nay, mô hình đa cây đem lại cho gia đình anh nguồn thu nhập mỗi năm trên 600 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Sinh viên làm pin từ vỏ chuối

Sinh viên làm pin từ vỏ chuối

Gần nửa năm cùng nhau đi thu gom vỏ chuối, rồi trải qua hàng trăm lần gửi trả về mẫu đo đạc, nhóm sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội và Trường ĐH Kinh tế quốc dân đã chế tạo thành công Pin Lithium từ phế phẩm nông nghiệp.
Cẩn trọng với 'hướng nghiệp tâm linh' trên TikTok

Cẩn trọng với 'hướng nghiệp tâm linh' trên TikTok

Cách đây một năm, dư luận dậy sóng trước thông tin một số ngành nghề bị các nhà sáng tạo nội dung TikTok (TikToker) nhận xét là "vô dụng nhất", "dễ thất nghiệp", "không có tương lai". Đến nay, xu hướng tìm hiểu ngành nghề qua TikTok vẫn sôi động, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
“Lính kho” đam mê nghiên cứu khoa học

“Lính kho” đam mê nghiên cứu khoa học

(GLO)- Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Đặng Bá Hiền-Nhân viên thủ kho (Cục Kỹ thuật, Quân đoàn 3) có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật áp dụng vào công tác được cấp trên đánh giá cao. Nhiều năm liền, anh đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.
Chuối ép sấy dẻo Bà Bài: Cải tiến để vươn xa

Chuối ép sấy dẻo Bà Bài: Cải tiến để vươn xa

(GLO)- Tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương kết hợp với ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chị Trần Thị Mỹ Hạnh (tổ 6, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã khôi phục thành công thương hiệu chuối ép sấy dẻo Bà Bài của gia đình.