Vàng mã bằng bikini: Tri ân người đã khuất hay lệch lạc về quan niệm?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những sản phẩm bằng vàng mã như bikini, giày cao gót, nội y,... đang được bày bán công khai ở nhiều tuyến phố trung tâm Hà Nội. Và xung quanh chúng cũng có nhiều ý kiến trái chiều khác nhau.

 
 Vàng mã được bày bán tràn lan.
Vàng mã được bày bán tràn lan.



Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, nếu những bộ bikini, giày cao gót bằng vàng mã này được sử dụng để “gửi” cho người đã khuất với ý nghĩ “trần sao âm vậy” thì đó là quan niệm lệch lạc, biến tướng.

“Vàng mã xưa nay được xem như cách ứng xử của “người trần” đối với “người âm”. Nhưng chỉ là hình thức tượng trưng, sử dụng những đồ dâng cúng, mang ý nghĩa tượng trưng chứ không mang đồ thật. Và vì thế, sử dụng vàng mã chỉ nên vừa phải, không nên lạm dụng”, PGS.TS Bùi Hoài Sơn nhận định.

Theo ông, ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế, người đang sống mong muốn người đã khuất cũng sung túc hơn. Đây là nguyên nhân của việc vàng mã bị đốt nhiều trong mấy năm nay.

Thực trạng vàng mã bị lạm dụng, biến tướng là biểu hiện của việc tuyên truyền văn hóa chưa tốt. Trong khi đó, nhận thức của người dân còn kém.


 

 Hình ảnh bộ bikini bằng vàng mã gây tranh cãi. Ảnh: Người đưa tin.
Hình ảnh bộ bikini bằng vàng mã gây tranh cãi. Ảnh: Người đưa tin.



Ngành văn hóa đã đưa ra các chế tài xử phạt về việc lạm dụng vàng mã nhưng chế tài đó lại chưa được thực hiện một cách nghiêm khắc. “Xử phạt ai, xử phạt đối tượng nào?”, đây là những câu hỏi còn khiến các cơ quan chức năng lúng túng.

Về vấn đề này, GS Lê Văn Lan cũng bày tỏ thái độ phản đối. Theo ông vấn nạn vàng mã đang biến tướng và hoành hành trong đời sống xã hội.

GS Lê Văn Lan nhắc lại câu chuyện cách đây 1 năm, Giáo hội Phật giáo Trung ương ban hành công văn yêu cầu và kêu gọi các đền, chùa ngừng đốt vàng mã, bởi việc đốt vàng mã không phải là bản chất và tinh thần của Phật giáo.

“Lễ hội ở các địa phương rất nhiều, trong khi lực lượng ngành văn hóa mỏng. Vấn nạn vàng mã và việc xử lý cần có sự vào cuộc của nhiều cấp ngành, đơn vị mới thực hiện được chứ chỉ riêng ngành văn hóa thì không dẹp nổi”, ông nói.

 

Đào Bích (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phương Loan: Nỗi nhớ ngày gặp lại

Thơ Phương Loan: Nỗi nhớ ngày gặp lại

(GLO)- Trong mỗi chúng ta, ai cũng có một thời gắn liền với bảng đen, phấn trắng, cùng bao kỷ niệm buồn vui dưới mái trường. Để rồi, sau nhiều năm xa cách, trong giây phút gặp lại thầy cô, bạn bè, những ký ức ấy vẫn ùa về, trào dâng bao nỗi nhớ...
Gương mặt thơ: Lê Va

Gương mặt thơ: Lê Va

(GLO)- Mươi năm trước, có một cái tin làm tôi ngạc nhiên: Đại tá Lê Va (Công an tỉnh Hòa Bình) xin xuất ngũ chuyển ngành về công tác tại Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh để làm thơ cho... đã.
Bộ VH-TT-DL phát động sáng tác ca khúc về dân tộc thiểu số

Bộ VH-TT-DL phát động sáng tác ca khúc về dân tộc thiểu số

Bộ VH-TT-DL vừa phát động cuộc thi sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024 nhằm khuyến khích phong trào sáng tác nghệ thuật về các dân tộc thiểu số và miền núi; góp phần nâng cao cả số lượng và chất lượng các ca khúc đáp ứng yêu cầu của đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi.
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Cánh đồng tuổi thơ

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Cánh đồng tuổi thơ

(GLO)- Vẫn là những hoài niệm về một tuổi thơ gian khó nơi vùng quê, trong tác phẩm "Cánh đồng tuổi thơ", tác giả Nguyễn Tấn Hỷ thêm một lần nhắc nhớ về hình ảnh tảo tần của người mẹ đã chịu bao vất vả, làm lụng nuôi con khôn lớn từng ngày...
Gieo “hạt giống” văn chương

Gieo “hạt giống” văn chương

(GLO)- Đó là tâm niệm của những người tổ chức và tham gia truyền cảm hứng tại lớp bồi dưỡng văn học trẻ-văn học dân tộc thiểu số năm 2024 tại Gia Lai. Diễn ra từ ngày 1 đến 7-7, chương trình thu hút sự góp mặt của 32 học sinh đến từ các trường THCS, THPT trên địa bàn TP. Pleiku.