Tỷ phú đất chè

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giữa những luống chè bát ngát, đất Lộc Tân nuôi cây, nảy những mầm chè xanh nõn. Và, một người nông dân đã gắn bó, xây dựng kinh tế gia đình từ những cây chè cao cấp.

Anh Phan Xuân Hưng trong vườn chè Kim Tuyên
Anh Phan Xuân Hưng trong vườn chè Kim Tuyên


 Anh Phan Xuân Hưng, nông dân Thôn 1, xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm vốn chưa biết nhiều về cây chè từ thuở mới vào Lâm Đồng định cư nơi đất mới. Lộc Tân nhiều đồi, nhiều khe, ban đầu là vùng đất rất khó khăn cho cây trồng. Khi một số doanh nghiệp chè tìm đến Lộc Tân, chọn vùng đất mát mẻ, nhiều sương trồng cây chè, nông dân mới học theo, chuyển sang trồng chè cao cấp. Anh Hưng kể lại: “Ngày xưa đất Lộc Tân nông dân cũng không biết trồng cây gì cho thu nhập, chỉ cà phê, rồi mì. Sau học theo các công ty, chúng tôi trồng chè cao cấp bán cho doanh nghiệp xuất khẩu. Giờ đất Lộc Tân phát triển mạnh cây chè, nông dân sống nhờ chè rất nhiều”.
 
Nhà anh Phan Xuân Hưng trồng chè từ năm 2015, giống chè Kim Tuyên phổ biến ở địa phương. Là giống chè ngoại nhập cao cấp, Kim Tuyên yêu cầu một chế độ chăm sóc khá chu đáo. Cây chè yêu cầu phân hữu cơ, phân urê, phân NPK các loại, theo một quy trình trồng nghiêm khắc. Với 9 ha chè 7 năm tuổi, anh Phan Xuân Hưng chia sẻ: “Chè Kim Tuyên cho thu từ khoảng 50 - 60 ngày/lứa, giữa thời gian đó phải chăm sóc rất chu đáo vì cây ưa đất giàu dinh dưỡng. Mỗi lứa chè nhà tôi cho thu hoạch trong 3 ngày, mỗi ngày từ 60 - 70 người hái. Hái xong xe công ty đến thu tận nơi, mang về chế biến trong buổi để giữ chất lượng tốt nhất”. Với năng suất khoảng 3,5 tấn búp/ha, mỗi năm anh Phan Xuân Hưng cung cấp hàng chục tấn chè búp chất lượng chuẩn cho nhà máy.
 
Lựa chọn khác với nhiều nông hộ, vườn chè nhà anh Phan Xuân Hưng đã ký hợp đồng cung ứng cho Công ty chè Tam Dương. Anh Hưng cho biết, công ty thu mua chè về sản xuất chè Olong chuyên xuất khẩu nên yêu cầu rất chặt chẽ về quy trình sản xuất. Anh Hưng chia sẻ: “Chè xuất khẩu yêu cầu rất nghiêm ngặt về kỹ thuật, nhất là dư lượng các chất cấm phải tuân thủ tuyệt đối. Sản xuất mẻ nào, công ty gửi mẫu sang đối tác nhập khẩu kiểm tra lần ấy, đạt mới cho lô hàng đi. Vì vậy, nếu chè búp của vườn nào có vấn đề, công ty sẽ loại ngay lô chè đồng thời có hình thức xử phạt rất nghiêm khắc. Gia đình tôi trồng chè cho công ty nhiều năm nên nắm rất rõ quy trình cũng như yêu cầu của công ty, thực hiện rất nghiêm túc để đảm bảo chất lượng chè nguyên liệu”. Cũng nhờ thực hiện tốt hợp đồng, ngay trong dịch COVID-19, sản lượng chè nhà anh vẫn được công ty bao tiêu 100%, giảm khó khăn cho người nông dân rất nhiều.
 
Để năng suất chè ổn định cũng như chất lượng những búp chè 1 tôm 2 lá có chất lượng, hương vị tốt nhất, theo anh Phan Xuân Hưng, việc đầu tiên phải chú ý là tìm giống chè tốt. Anh Hưng khuyên bà con trồng chè nên tìm những vườn cung ứng giống đạt chuẩn, không nên trồng giống chè trôi nổi. Sau đó, phải cải tạo nền đất trồng thật tốt, nước tưới đầy đủ. Anh chia sẻ, chè Lộc Tân thường trồng trên đất dốc. Bà con không nên làm sạch cỏ giữa các luống chè mà nên để lại một lớp cỏ ngắn, vừa có tác dụng chống xói mòn, giữ mát cho gốc chè, đồng thời là môi trường cho vi sinh vật cư trú, giảm bệnh tật trên chè.
 
Ông Nguyễn Đức Nhẫn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Tân đánh giá, gia đình anh Phan Xuân Hưng là một nông dân tiêu biểu trong xã Lộc Tân. Anh chị chịu khó lao động, ham học hỏi tìm tòi kiến thức mới áp dụng trên vườn chè. Không chỉ xây dựng kinh tế cho gia đình, anh chị còn sẵn sàng giúp đỡ nông dân xung quanh, đồng hành cùng địa phương hỗ trợ hộ nghèo, hộ khó khăn, đóng góp nhiệt tình vào xây dựng nông thôn mới trên đất Lộc Tân.

 

Theo DIỆP QUỲNH (LĐ online)

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.