Tuyển 120 ứng viên đi học tập, làm việc trong ngành Điều dưỡng đa khoa tại Cộng hòa Liên bang Đức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai vừa có Công văn số 312/SLĐTBXH-CSLĐ về phối hợp thông báo tuyển chọn ứng viên đi học tập, làm việc trong ngành điều dưỡng đa khoa tại Cộng hòa Liên bang Đức.

Theo Dự án “Ba bên cùng có lợi-tuyển chọn học viên Việt Nam trở thành điều dưỡng viên tương lai tại Cộng hòa Liên bang Đức” giữa Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Dolab)-Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) và Trung tâm giới thiệu việc làm và nhân lực nước ngoài (ZAV) thuộc Cơ quan Lao động Liên bang Đức (BA) thông báo tuyển chọn 120 ứng viên trong nước đi học tập, làm việc trong ngành điều dưỡng đa khoa tại Cộng hòa Liên bang Đức.

Công ty cổ phần Nhân lực Việt Trí MD, TP. Pleiku đào tạo tiếng cho học viên đi du học sinh. Ảnh: Văn Đức

Công ty cổ phần Nhân lực Việt Trí MD, TP. Pleiku đào tạo tiếng cho học viên đi du học sinh. Ảnh: Văn Đức

Đối tượng dự tuyển là công dân Việt Nam từ 19 đến 30 tuổi, đã tốt nghiệp THPT. Học bạ tốt nghiệp cấp 3 đạt yêu cầu 3 năm học 10, 11, 12 có điểm trung bình tối thiếu là 5. Tốt nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học chuyên ngành điều dưỡng hoặc đã hoàn thành ít nhất một năm chương trình cao đẳng, đại học chuyên ngành điều dưỡng hoặc đã hoàn thành ít nhất 1 năm chương trình cao đẳng, đại học chuyên ngành điều dưỡng, y sĩ đa khoa, vật lý trị liệu phục hồi chức năng, nữ hộ sinh, dược sĩ tại Việt Nam. Không có án tích theo quy định của Luật lý lịch tư pháp Việt Nam.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ từ ngày 6-3 đến ngày 5-5-2024. Ứng viên tự tải hồ sơ đăng ký dự tuyển từ Website của Cục Quản lý lao động ngoài nước https://forms.gle/qSY3hqwhUoYyf2i97. Ứng viên nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Cục Quản lý lao động ngoài nước (số 41 B Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội).

Ứng viên đủ điều kiện sẽ tham gia Dự án khóa 6 (năm 2024-2025) đào tạo khóa học tiếng Đức 12 tháng tại Hà Nội. Ngoài ra, học viên đạt chứng chỉ B1 tiếng Đức, còn được học tiếng Đức chuyên ngành và phong tục tập quán, văn hóa, pháp luật Đức. Dự kiến học từ tháng 6-2024 đến tháng 7-2025. Được miễn phí ăn ở, lệ phí thi lần thứ nhất lấy chứng chỉ B1 tiếng Đức, khám sức khỏe trước khi xuất cảnh, visa, vé máy bay sang Đức được Dự án hỗ trợ.

Ứng viên phải có hộ chiếu để xin thị thực nhập cảnh vào Đức; thi đỗ kỳ thi tiếng Đức trình độ B1 và học tiếng Đức chuyên sâu đến trình độ B2. Học viên đóng góp cho cơ sở dạy tiếng Đức một phần chi phí của khóa học tiếng là 1,86 triệu đồng và đóng một lần cho Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước là 100.000 đồng/người theo quy định. Nếu học viên bỏ học giữa chừng phải hoàn trả những khoản Dự án đã chi phí.

Sau khi đủ điều kiện bay sang Đức, ứng viên được tham gia khóa đào tạo 3 năm để trở thành điều dưỡng đa khoa, được cấp chứng chỉ quốc gia của Đức, làm việc và xem xét cho phép định cư lâu dài tại Đức theo quy định pháp luật của Đức. Trong thời gian 3 năm học nghề, học viên được hưởng lương học nghề tối thiểu: năm thứ nhất 1.300 EUR/tháng (tương đương 34,7 triệu đồng), năm thứ 2 là 1.400 EUR/tháng (tương đương 37,3 triệu đồng), năm thứ 3 là 1.500 EUR/tháng (tương đương 40 triệu đồng).

Còn sau khi tốt nghiệp học viên được làm việc, hưởng mức lương như công dân Đức, cùng các chế độ phúc lợi xã hội theo quy định của Luật pháp Đức. Cơ sở đào tạo và tiếp nhận sẽ giới thiệu nơi ở cho học viên. Học viên tự chi trả tối đa 350 EUR tiền thuê nhà ở/tháng, nếu vượt quá thì sẽ do cơ sở đào tạo và tiếp nhận chi trả mức chênh lệch còn lại. Trong suốt thời gian học tập và làm việc ở Đức, học viên sẽ được Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) trợ giúp mọi vấn đề liên quan.

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

(GLO)- Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” được các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện Chư Prông chú trọng, phát động thường xuyên. Đến nay, huyện có trên 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi năm 2024.

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.
Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Thời gian qua, huyện Kông Chro đẩy mạnh giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình quản lý, bảo vệ. Nhờ đó, huyện từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.