Từ ngày 5.8, CSGT được xử phạt dựa vào thông tin, hình ảnh trên mạng xã hội

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Từ ngày 5.8 tới đây, dựa vào những thông tin, hình ảnh về giao thông do tổ chức, cá nhân cung cấp trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội… CSGT sẽ được quyền xác minh, xử phạt các hành vi, vi phạm luật giao thông.

Dựa vào những thông tin, hình ảnh về giao thông do tổ chức, cá nhân cung cấp... CSGT sẽ được quyền xác minh, xử phạt các hành vi, vi phạm luật giao thông
Dựa vào những thông tin, hình ảnh về giao thông do tổ chức, cá nhân cung cấp... CSGT sẽ được quyền xác minh, xử phạt các hành vi, vi phạm luật giao thông



Nội dung trên được nêu rõ tại Thông tư số 65/2020/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 5.8.2020.

Cụ thể, theo điều 24 của Thông tư số 65/2020/TT-BCA, cảnh sát giao thông sẽ tiếp nhận, xác minh thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ do tổ chức, cá nhân cung cấp hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội.


 

Từ 5.8, CSGT được xử phạt dựa vào thông tin, hình ảnh trên mạng xã hội
Từ 5.8, CSGT được xử phạt dựa vào thông tin, hình ảnh trên mạng xã hội



Khoản 1 đều 24 của thông tư này cũng nêu rõ những thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ (viết gọn là thông tin, hình ảnh) được tiếp nhận từ 2 nguồn, bao gồm: thông tin, hình ảnh ghi thu được bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân (không phải phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ) và thông tin, hình ảnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội.

Theo quy định, thông tin, hình ảnh làm căn cứ xác minh, phát hiện hành vi vi phạm hành chính phải phản ánh khách quan, rõ về thời gian, địa điểm, đối tượng, hành vi vi phạm quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Như vậy, từ ngày 5.8, bên cạnh việc phát hiện, xử phạt trực tiếp các hành vi vi phạm luật giao thông của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, cảnh sát giao thông có thể dựa vào thông tin, hình ảnh… người dân đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội để xác minh, xử phạt các hành vi vi phạm giao thông.

Thực tế với sự phát triển của mạng xã hội cũng như các thiết bị điện tử kỹ thuật số có chức năng quay phim chụp hình như điện thoại thông minh, camera hành trình gắn trên xe…. Thời gian gần đây, nhiều vụ việc vi phạm giao thông như chạy ngược chiều, lùi xe trên các tốc… đã được ghi lại, đăng tải, phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội để xác minh. Qua đó, làm căn cứ để cảnh sát giao thông có thể điều tra, xác minh, xử phạt các hành vi vi phạm giao thông.

 

Cảnh sát giao thông có thể dựa vào thông tin, hình ảnh… người dân đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội để xác minh, xử phạt các hành vi vi phạm giao thông
Cảnh sát giao thông có thể dựa vào thông tin, hình ảnh… người dân đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội để xác minh, xử phạt các hành vi vi phạm giao thông


Thông tư số 65/2020/TT-BCA cũng nêu rõ: “Tổ chức, cá nhân khi ghi nhận được thông tin, hình ảnh, thì có thể cung cấp cho đơn vị Cảnh sát giao thông nơi xảy ra vụ việc thông qua thư 23 điện tử, đường bưu điện hoặc trực tiếp đến trụ sở đơn vị để cung cấp. Tổ chức, cá nhân phải có tên, họ tên, địa chỉ rõ ràng, số điện thoại liên hệ (nếu có) và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của thông tin, hình ảnh đã cung cấp”.

Dựa trên những thông tin, hình ảnh về hành vi vi phạm giao thông được tổ chức, cá nhân cung cấp hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội… Cán bộ Cảnh sát giao thông tiếp nhận phải xem xét, phân loại, nếu bảo đảm điều kiện quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, thì ghi chép vào sổ và báo cáo thủ trưởng đơn vị có thẩm quyền thực hiện như sau:

Trường hợp thông tin, hình ảnh phản ánh hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đang diễn ra trên tuyến, địa bàn phụ trách thì tổ chức lực lượng dừng phương tiện giao thông, kiểm soát, phát hiện vi phạm, xử lý theo quy định. Trường hợp không dừng được phương tiện giao thông để kiểm soát hoặc hành vi vi phạm được phản ánh đã kết thúc thì thực hiện biện pháp xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật.

Trường hợp không thuộc tuyến, địa bàn phụ trách của đơn vị thì thông báo cho đơn vị Cảnh sát giao thông có thẩm quyền thực hiện biện pháp xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật.

Để kịp thời tiếp nhận thông tin phản ánh việc vi phạm giao thông từ tổ chức, cá nhân, khoản 4 điều 24 Thông tư số 65/2020/TT-BCA cũng quy định rõ. Phòng hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ; Phòng Cảnh sát giao thông; Đội Cảnh sát giao thông - trật tự Công an cấp huyện có trách nhiệm thông báo địa điểm, hộp thư điện tử tiếp nhận thông tin, hình ảnh để nhân dân biết cung cấp.

Tổ chức trực ban 24/24 giờ để tiếp nhận thông tin, hình ảnh. Bên cạnh đó phải bảo đảm bí mật tên, họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, bút tích và thông tin khác của tổ chức, cá nhân đã cung cấp thông tin, hình ảnh.


Quy định này sẽ góp phần giúp Cảnh sát giao thông có thêm nguồn thông tin, hình ảnh… làm căn cứ, bằng chứng để xác minh hành vi vi phạm luật giao thông, qua đó đưa ra hình thức xử phạt theo quy định.

Theo Hoàng Cường (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.