Trời ơi xanh quá, mê hoặc quá! Ta tờ ra ta ra la!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tôi tiếc, mình không biết một chút tiếng Pháp nào, dù tôi được tặng một tuyển tập thơ Pháp - Một nghìn một trăm năm thơ Pháp, do Bernard Delvaille tuyển chọn, NXB Boukins, năm 1991.

 Bìa tuyển tập thơ Pháp
Bìa tuyển tập thơ Pháp



Nhưng một bài thơ của Paul Verlaine trong tập này thì tôi đã thuộc lòng qua bản dịch ra tiếng Việt, hình như của Chế Lan Viên thì phải.
 
Trước khi đi chiến trường, tôi đã cẩn thận chép được nhiều bài thơ dịch của nhiều tác giả, trong đó có bài thơ này của Paul Verlaine. Đây là đoạn đầu bài thơ: "Bầu trời là, trên mái nhà/ Xanh quá, yên lặng quá!/ Một cái cây, trên mái nhà/ Đung đưa tàu lá".

Một giọng thơ rất tưng tửng, phải không ạ? Nhưng phía sau điệu nhạc tưng tửng đó, nó giấu một niềm khát sống đến mê man, một tình yêu đến tuyệt vọng từng khoảnh khắc hướng lên bầu trời, nhịp theo từng đung đưa của tàu lá trên mái nhà.

Một thi ảnh quá hiện thực. Nhưng cả đoạn thơ lại đi giữa hiện thực và siêu thực. Thơ Paul Verlaine là thơ tượng trưng, ít siêu thực, nhưng cũng không hoàn toàn hiện thực. Nó "đung đưa" giữa biên giới hiện thực và siêu thực. Thế mới thích!

Nước Pháp là nơi khai sinh rất nhiều trường phái thơ thời hiện đại, nhưng khác với Rimbaud, Verlaine không đi quá sâu vào khai mở những bầu trời siêu thực, thơ ông dịu dàng đến mê hoặc, và đẫm chất âm nhạc đến say đắm lòng người.

Giá mà tôi biết tiếng Pháp, chắc tôi còn viết hay hơn nữa. Khuyết ngoại ngữ, khổ thế! Tôi chỉ dựa vào bản dịch, may là bản dịch này hay, và bài thơ này cực giản dị.

Ý tôi muốn nói tới chỗ đó, là sự giản dị trong thơ. Chúng ta sống trong đời, thực ra không cần quá nhiều sự phức tạp. Ai cũng nói "Đời phức tạp quá!".

Nhưng tôi nghĩ, rất nhiều người lại yêu một cuộc sống giản dị. Verlaine muốn viết về sự giản dị ấy của đời sống, và ông muốn dùng những ngôn từ giản dị tới mức tối giản để thể hiện cái đung đưa hồn nhiên của đời sống mà ông yêu: "Trời ơi trời ơi cuộc sống kia kìa/ Giản dị và bình an".

Nghe như nhịp chuông buông đung đưa, như tiếng thốt kêu của một người sắp vĩnh viễn lìa đời. Thơ kỳ lạ ở chỗ, nó báo trước mọi vui buồn nhân thế qua một cá thể người, đó là nhà thơ. Nhà thơ càng tài năng, những báo trước ấy càng giản dị.

Chưa được đọc nhiều thơ Verlaine, nhưng tôi yêu thơ ông. Và tôi nghĩ, đó là nhà thơ nhập thế chứ không phải xuất thế. Những lời thơ của ông gắn rất chặt với đời sống, không một phút giây buông bỏ.

Ông không phải nhà thơ thiền, nhưng thơ ông còn hơn thơ thiền, vì nó là thơ của cuộc sống. Đã là cuộc sống thì vượt lên trên tất cả. "La Vie avant tout", Cuộc sống trước hết, phải không ạ?

Ấy là tôi nhại lại câu nói nổi tiếng của Verlaine: "Âm nhạc trước hết" (Musique avant tout). Có cảm giác nhạc điệu trong thơ Verlaine là nhạc điệu cuộc sống, của đời thường, của cây cối quanh nhà, của tiếng chuông buông...

Chúng ta sống mà nhiều khi không để ý tới những âm thanh, những đung đưa thầm lặng đầy ma lực của những gì quanh ta. Cứ sang sảng, cứ oang oang thì làm sao tới được những "âm thanh im lặng"?

Những gào thét thường ngắn ngủi, còn sự lặng im cứ chầm chậm cất lời. Thơ Verlaine cho ta cảm giác về những nhường nhịn của lời chữ. "Si bleu, si calme!". Trời ơi xanh quá, mê hoặc quá! Ta tờ ra ta ra la! Bóng từng chữ trong bài thơ Verlaine ám vào tiếng chuông, in dấu lên những đám mây.

Cứ đung đưa trong cuộc đời này, chúng ta có thể như tàu lá xác xơ sau gió lớn, nhưng vẫn còn xanh.

 

Thanh Thảo (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.