Người lao động hiện nay luôn đối mặt với nguy cơ thất nghiệp. Vì vậy, việc thực hiện trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động theo Nghị định 127 của Chính phủ đã phần nào giúp họ có thêm cơ hội tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống.
Điều 15 của Nghị định 127 hướng dẫn điều kiện hưởng bảo hiểm là người thất nghiệp đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật. Tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được tính nếu người sử dụng lao động và người lao động đã đóng BHTN; người lao động đã thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc ít nhất một ngày trong tháng đó. Đã đăng ký thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu Việc làm thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội khi mất việc làm. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày tính theo ngày làm việc kể từ ngày đăng ký thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu Việc làm tỉnh. Ngày làm việc áp dụng từ ngày thứ hai đến hết ngày thứ sáu hàng tuần. Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi bị mất việc làm...
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 16 của Nghị định 127 là 3 tháng, nếu lao động có từ đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng đóng BHTN; 6 tháng nếu người lao động có từ đủ 36 tháng đến dưới 72 tháng đóng BHTN; 9 tháng nếu người lao động có từ đủ 72 tháng đến dưới 144 tháng đóng BHTN; 12 nếu người lao động có từ đủ 144 tháng đóng BHTN trở lên. Ngoài ra, người thất nghiệp đang được hưởng trợ cấp thất nghiệp còn được hỗ trợ học nghề; hỗ trợ tìm việc làm; được hưởng bảo hiểm y tế…
Theo báo cáo của Trung tâm Giới thiệu Việc làm tỉnh, năm 2010, toàn tỉnh có 424 người đăng ký thất nghiệp, trong số đó có 341 người được hưởng trợ cấp thất nghiệp; 32 lao động thất nghiệp được tư vấn, giới thiệu việc làm… Tuy nhiên, hiện nay số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và BHTN còn ít. Bởi một bộ phận người lao động khi làm việc tại các đơn vị sử dụng lao động không được các đơn vị đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho mình nên khi thất nghiệp không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp như đã quy định.
Từ khi chính sách BHTN có hiệu lực thi hành, Trung tâm Giới thiệu Việc làm phối hợp với Bảo hiểm Xã hội Gia Lai, các cơ quan đơn vị thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho các chủ sử dụng lao động. Tuy nhiên có đơn vị không đăng ký tham gia BHTN cho người lao động với lý do đơn vị sử dụng lao động tự coi người lao động đó là công chức hoặc đơn vị sự nghiệp không thực hiện chế độ hợp đồng làm việc mà vẫn duy trì hình thức quyết định tuyển dụng, tự coi số lao động được tuyển dụng đó là công chức nên không đóng BHTN. Còn một số tổ chức, doanh nghiệp lớn có nhiều chi nhánh khi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động, quyết định nghỉ việc của người lao động ấy đã bị quá hạn thời gian đăng ký thất nghiệp với Trung tâm. Còn về phía người lao động-một bộ phận người lao động có tâm lý không thích tham gia bảo hiểm thất nghiệp, bởi theo họ trong điều kiện giá cả ngày càng tăng, thu nhập không tăng, nên không muốn đồng lương của mình bị hao hụt hoặc không được chủ sử dụng tạo điều kiện để tiếp cận đầy đủ các chính sách về bảo hiểm thất nghiệp. Hơn nữa, khi ký kết hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động đã ghi sai lệch các thông tin cá nhân của người lao động dẫn đến tình trạng một số trường hợp hồ sơ của người lao động không trùng khớp với sổ bảo hiểm xã hội và các giấy tờ tùy thân khác.
Quy định của Luật về bảo hiểm thất nghiệp nêu: Trong vòng 7 ngày kể từ ngày mất việc, chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động phải đăng ký thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu Việc làm tỉnh. 15 ngày sau đó, người lao động phải nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, như sổ bảo hiểm xã hội gốc. Như vậy chỉ trong vòng 22 ngày người lao động phải hoàn tất hồ sơ, nếu không sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp…
Ông Nguyễn Xuân Hùng-Phó Giám đốc Trung tâm Giới thiệu Việc làm tỉnh, cho biết: Hiện nay quy trình tuyên truyền chính sách BHTN từ doanh nghiệp đến với người lao động còn bỏ ngỏ. Do đó để khắc phục vấn đề này, hàng tháng Trung tâm sẽ cử cán bộ chuyên môn đến các đơn vị có sử dụng nhiều lao động để trực tiếp tuyên truyền về chính sách BHTN. Tổ chức công tác tập huấn nghiệp vụ, phát tờ rơi tuyên truyền cho các đơn vị doanh nghiệp; phối hợp với các đơn vị bảo hiểm xã hội, báo đài, các tổ chức, đơn vị doanh nghiệp để tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách BHTN.
Điều 15 của Nghị định 127 hướng dẫn điều kiện hưởng bảo hiểm là người thất nghiệp đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật. Tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được tính nếu người sử dụng lao động và người lao động đã đóng BHTN; người lao động đã thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc ít nhất một ngày trong tháng đó. Đã đăng ký thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu Việc làm thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội khi mất việc làm. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày tính theo ngày làm việc kể từ ngày đăng ký thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu Việc làm tỉnh. Ngày làm việc áp dụng từ ngày thứ hai đến hết ngày thứ sáu hàng tuần. Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi bị mất việc làm...
Thực hiện bảo hiểm thất nghiệp đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Ảnh: Đ.Y |
Theo báo cáo của Trung tâm Giới thiệu Việc làm tỉnh, năm 2010, toàn tỉnh có 424 người đăng ký thất nghiệp, trong số đó có 341 người được hưởng trợ cấp thất nghiệp; 32 lao động thất nghiệp được tư vấn, giới thiệu việc làm… Tuy nhiên, hiện nay số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và BHTN còn ít. Bởi một bộ phận người lao động khi làm việc tại các đơn vị sử dụng lao động không được các đơn vị đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho mình nên khi thất nghiệp không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp như đã quy định.
Từ khi chính sách BHTN có hiệu lực thi hành, Trung tâm Giới thiệu Việc làm phối hợp với Bảo hiểm Xã hội Gia Lai, các cơ quan đơn vị thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho các chủ sử dụng lao động. Tuy nhiên có đơn vị không đăng ký tham gia BHTN cho người lao động với lý do đơn vị sử dụng lao động tự coi người lao động đó là công chức hoặc đơn vị sự nghiệp không thực hiện chế độ hợp đồng làm việc mà vẫn duy trì hình thức quyết định tuyển dụng, tự coi số lao động được tuyển dụng đó là công chức nên không đóng BHTN. Còn một số tổ chức, doanh nghiệp lớn có nhiều chi nhánh khi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động, quyết định nghỉ việc của người lao động ấy đã bị quá hạn thời gian đăng ký thất nghiệp với Trung tâm. Còn về phía người lao động-một bộ phận người lao động có tâm lý không thích tham gia bảo hiểm thất nghiệp, bởi theo họ trong điều kiện giá cả ngày càng tăng, thu nhập không tăng, nên không muốn đồng lương của mình bị hao hụt hoặc không được chủ sử dụng tạo điều kiện để tiếp cận đầy đủ các chính sách về bảo hiểm thất nghiệp. Hơn nữa, khi ký kết hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động đã ghi sai lệch các thông tin cá nhân của người lao động dẫn đến tình trạng một số trường hợp hồ sơ của người lao động không trùng khớp với sổ bảo hiểm xã hội và các giấy tờ tùy thân khác.
Quy định của Luật về bảo hiểm thất nghiệp nêu: Trong vòng 7 ngày kể từ ngày mất việc, chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động phải đăng ký thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu Việc làm tỉnh. 15 ngày sau đó, người lao động phải nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, như sổ bảo hiểm xã hội gốc. Như vậy chỉ trong vòng 22 ngày người lao động phải hoàn tất hồ sơ, nếu không sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp…
Ông Nguyễn Xuân Hùng-Phó Giám đốc Trung tâm Giới thiệu Việc làm tỉnh, cho biết: Hiện nay quy trình tuyên truyền chính sách BHTN từ doanh nghiệp đến với người lao động còn bỏ ngỏ. Do đó để khắc phục vấn đề này, hàng tháng Trung tâm sẽ cử cán bộ chuyên môn đến các đơn vị có sử dụng nhiều lao động để trực tiếp tuyên truyền về chính sách BHTN. Tổ chức công tác tập huấn nghiệp vụ, phát tờ rơi tuyên truyền cho các đơn vị doanh nghiệp; phối hợp với các đơn vị bảo hiểm xã hội, báo đài, các tổ chức, đơn vị doanh nghiệp để tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách BHTN.
Đinh Yến