Trí thức trẻ tình nguyện góp sức xây dựng quê hương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Với những trí thức trẻ tình nguyện ở Binh đoàn 15, được trải nghiệm, cống hiến là niềm vui, hạnh phúc và cũng là cơ hội để thực hiện những khát vọng, hoài bão của tuổi trẻ.

Dự án tăng cường trí thức trẻ tình nguyện đến công tác tại các khu kinh tế-quốc phòng của Binh đoàn 15 giai đoạn 2022-2024 có 15 đội viên trí thức trẻ được tuyển chọn. Họ đều có trình độ chuyên môn khá cao, trong đó, 10 người có trình độ đại học, 2 người có trình độ cao đẳng, 2 người có trình độ trung cấp và 1 người có trình độ sơ cấp.

Qua hơn 1 năm “thử lửa”, bên cạnh thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị, các trí thức trẻ tình nguyện đều phát huy được vai trò tiên phong, gương mẫu và có nhiều đóng góp trong phát triển kinh tế-xã hội và củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới. Những công trình, phần việc mang dấu ấn trí thức trẻ được người dân ghi nhận, đánh giá cao.

Lãnh đạo Binh đoàn 15 tặng giấy khen cho 3 trí thức trẻ tình nguyện. Ảnh: Vĩnh Hoàng ảnh 1

Lãnh đạo Binh đoàn 15 tặng giấy khen cho 3 trí thức trẻ tình nguyện. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Cụ thể, các trí thức trẻ tình nguyện đã giúp người dân làng Tung (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) trồng trình diễn 3 ha lúa nước. Từ mô hình này, các trí thức trẻ tình nguyện đã vận động và hướng dẫn 26 hộ gia đình tiếp tục trồng 16 ha lúa nước, năng suất đạt 4,5 tấn/ha. Cùng với đó, các đội viên còn bỏ ra 60 ngày công hướng dẫn kỹ thuật, giúp người dân làng Bua (xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ) trồng 30,5 ha mì cao sản cho năng suất 3,5 tấn/ha. Bên cạnh đó, các trí thức trẻ tình nguyện đã tổ chức hơn 100 buổi tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các quy định trong xây dựng nông thôn mới, xóa bỏ các tập tục lạc hậu. Ngoài ra, họ còn tham gia biên soạn 2 cuốn giáo trình, tổ chức dạy phụ đạo, bồi dưỡng cho con em công nhân các đơn vị.

Năm 2021, Lã Thị Diệu Hoa tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội với tấm bằng loại giỏi. Khác với những bạn trẻ cùng trang lứa, chị Hoa chọn mảnh đất Tây Nguyên để cống hiến. Chị chia sẻ: “Tôi sinh ra và lớn lên ở Tây Nguyên. Bố tôi cũng gắn bó cuộc đời mình với cây cao su của Binh đoàn 15. Chính vì thế, khi học xong, biết Binh đoàn đang tuyển trí thức trẻ tình nguyện nên tôi đã viết đơn và trúng tuyển, sau đó được phân công về công tác tại Phòng Kế hoạch của Công ty TNHH một thành viên 72. Qua 1 năm công tác tại đơn vị, tôi đã học hỏi được rất nhiều điều".

Với trí thức trẻ tình nguyện thì không những phải hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn mà còn thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, với người dân. Đây cũng là 1 trong 6 nhiệm vụ mà trí thức trẻ tình nguyện cần hoàn thành. Cũng chính từ suy nghĩ và những đóng góp ấy, tại hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện đề án trí thức trẻ tình nguyện, chị Hoa được Tư lệnh Binh đoàn 15 tặng giấy khen.

Cánh đồng lúa nước làng Tung (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) do các trí thức trẻ hướng dẫn người dân trồng. Ảnh: Vĩnh Hoàng ảnh 2

Cánh đồng lúa nước làng Tung (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) do các trí thức trẻ hướng dẫn người dân trồng. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Sinh ra và lớn lên tại làng Chư Kó (xã Ia Púch, huyện Chư Prông), tốt nghiệp Trung cấp Mầm non, chị Nguyễn Thị Huyền được tuyển vào đội trí thức trẻ tình nguyện của Binh đoàn 15. Khi đến làm giáo viên tại trường mầm non của đơn vị, vì không hiểu tiếng Jrai nên ban đầu chị gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp. Tuy nhiên, nhờ được mọi người giúp đỡ, chỉ bày một số từ ngữ thông dụng và sự quyết tâm học hỏi của bản thân, hiện nay, công việc của chị đã trở nên thuận lợi.

“Người dân ở đây tuy nghèo, nhưng họ luôn mong con em mình được đến trường. Được bà con động viên, giúp đỡ nhiều nên tôi thấy trách nhiệm của mình nặng nề hơn. Tôi hy vọng khi hoàn thành nhiệm vụ trí thức trẻ tình nguyện sẽ được tuyển chọn và ở lại đơn vị để cống hiến nhiều hơn”-chị Huyền chia sẻ.

Trao đổi với chúng tôi, Đại tá Hoàng Sỹ Chung-Phó Tư lệnh Binh đoàn, Trưởng ban Quản lý Dự án trí thức trẻ tình nguyện-cho biết: 15 trí thức trẻ tình nguyện được Binh đoàn tuyển chọn và bố trí công tác ở các đơn vị kinh tế-quốc phòng đã phát huy tốt vai trò và trách nhiệm của mình. Họ luôn năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm nên đã có nhiều đóng góp cho các cơ quan, đơn vị cũng như địa phương. Chúng tôi chỉ đạo các đơn vị phải tạo điều kiện thuận lợi nhất để các trí thức trẻ tình nguyện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Có thể bạn quan tâm

'Bóng hồng' tiến sĩ sáng chế vật liệu y sinh mới

'Bóng hồng' tiến sĩ sáng chế vật liệu y sinh mới

Tưởng rằng trò vặt hoa, lá pha trộn 'làm thuốc' ngày nhỏ chỉ để thỏa trí tò mò, nhưng với nữ tiến sĩ trẻ Trần Diệu Linh (31 tuổi, công tác tại Viện Công nghệ Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), không ngờ thú vui ấy lại bén duyên với cô mãi sau này, với những sáng chế mới về vật liệu y sinh dùng trong điều trị và chẩn đoán bệnh.
Đinh Thị H’Phim: “Chắp cánh” rượu ghè truyền thống

Đinh Thị H’Phim: “Chắp cánh” rượu ghè truyền thống

(GLO)- “Bà ngoại đã dành tâm huyết để gầy dựng thương hiệu “Rượu ghè H'Tuyết” và nâng tầm thành sản phẩm đặc trưng của địa phương. Để làm nên mỗi ghè rượu là hành trình chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống trao truyền qua bao thế hệ. Vì thế, tôi quyết tâm nối nghiệp và chắp cánh để hương rượu ghè của người Bahnar mãi bay xa”-chị Đinh Thị H’Phim (30 tuổi, làng Leng Tô, thị trấn Đak Pơ) bày tỏ.
Life coach: Nghề mới nhiều triển vọng

Life coach: Nghề mới nhiều triển vọng

(GLO)- Life coach (huấn luyện viên cuộc sống) là nghề mới xuất hiện ở Việt Nam khoảng 2 năm gần đây. Với mục tiêu tư vấn và hướng dẫn cá nhân phát triển tiềm năng của mình, life coach giúp bạn xác định hướng đi để có một cuộc sống tốt hơn.
Nguyễn Tiến Phong: Đốc công có nhiều sáng kiến

Nguyễn Tiến Phong: Đốc công có nhiều sáng kiến

(GLO)- Những năm gần đây, anh Nguyễn Tiến Phong-Đốc công ca sản xuất (Nhà máy Đường An Khê) có nhiều sáng kiến mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Mới đây, anh được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh lần thứ IV-2023.
Học sinh Ia Grai sáng chế gậy thông minh cho người khiếm thị

Học sinh Ia Grai sáng chế gậy thông minh cho người khiếm thị

(GLO)- Với mong muốn giúp đỡ những người khiếm thị đi lại an toàn hơn, em Lê Quang Huy (Trường THPT Phạm Văn Đồng, huyện Ia Grai) đã nghiên cứu, chế tạo thành công gậy thông minh dò đường bằng cảm biến sóng âm. Sản phẩm đạt giải ba Cuộc thi sáng tạo thanh-thiếu niên, nhi đồng tỉnh Gia Lai lần thứ 11-2023.
BARTENDER - nghề 'chất' của người trẻ

BARTENDER - nghề 'chất' của người trẻ

Xuân Hiền (quê Bình Dương) ban đầu chỉ định học pha chế cho vui, chủ yếu phục vụ gia đình, người thân. Nhưng rồi cô gái 9x đã tìm thấy nhiều điều thú vị để chọn gắn bó với công việc bartender.
Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp

Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp

(GLO)- Đồng hành với thanh niên trong khởi nghiệp, lập nghiệp là 1 trong 3 chương trình lớn của Đoàn. Thời gian qua, các tổ chức Đoàn trong tỉnh Gia Lai đã tổ chức nhiều buổi tập huấn, trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho đoàn viên, thanh niên (ĐVTN).
Người giữ “hồn” nghề nặn tò he truyền thống

Người giữ “hồn” nghề nặn tò he truyền thống

(GLO)- Cuộc sống ngày càng hiện đại, song những món đồ chơi dân gian như tò he đối với trẻ em vẫn luôn có sức hút đặc biệt. Trước nhu cầu cuộc sống, anh Phí Quang Mừng (tổ 10, phường Ia Kring, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) không ngừng nỗ lực để sáng tạo những sản phẩm tò he độc đáo.
Học và hành

Học và hành

Việc nhóm học sinh ở Hà Nội vừa đoạt huy chương vàng và giải đặc biệt một cuộc thi quốc tế về bảo vệ môi trường đang được quan tâm, chú ý.
Thôn đội trưởng “hai giỏi”

Thôn đội trưởng “hai giỏi”

(GLO)- Không chỉ là Thôn đội trưởng dân quân nhiệt tình, bằng sự am hiểu cùng kiến thức chuyên sâu về công nghệ thông tin, anh Ksor Chương (SN 1996, làng Ia Mua, xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông) còn rất thành thạo trong chỉnh sửa, dựng video. Công việc mới mẻ này đã giúp gia đình anh có thu nhập ổn định.