Trẻ mồ côi trong đại dịch Covid-19 - Bài 1: Nỗi đau chồng chất nỗi đau

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đại dịch Covid-19 đã lấy đi cuộc sống bình thường của người dân. Điều đáng được xã hội quan tâm, giúp đỡ là nhiều đứa trẻ hồn nhiên bỗng chốc trở thành trẻ mồ côi. Các em cần lắm những vòng tay, bù đắp nỗi đau mất mát khi thiếu vắng hình bóng người thân quen thuộc.
Mồ côi cả cha lẫn mẹ từ bé và sống bám víu vào bà ngoại, chẳng may, bà ngoại qua đời vì Covid-19, đứa trẻ hồn nhiên, chưa cảm nhận được nỗi đau mất mát, nhưng cũng ngơ ngác khi thiếu vắng hình bóng quen thuộc.
Chồng chất nỗi đau
Nguyễn Tuấn Phong (10 tuổi, ngụ đường Lê Văn Duyệt, phường 1, quận Bình Thạnh) mồ côi cả cha lẫn mẹ từ bé. Dì của Phong, chị Ngọc Tuyền (sinh năm 1991) cho biết, năm Phong lên 3 thì cha mất do bệnh. Không lâu sau, mẹ Phong cũng ngột qua đời khi té ngã trong nhà tắm.
Kể từ đó, Phong sống với ông bà ngoại và chị Tuyền (em gái của mẹ Phong). Lúc dịch chưa bùng phát, chị Tuyền bận đi làm nên bà ngoại là người gần gũi, yêu thương và chăm sóc Phong mỗi ngày.

Dù rất ít nói, không tỏ ra buồn vì thiếu vắng người thân, nhưng thi thoảng mỗi lúc đêm về Phong lại rưng rức khóc vì nhớ bà của mình. Ảnh: Mỹ Quỳnh
Dù rất ít nói, không tỏ ra buồn vì thiếu vắng người thân, nhưng thi thoảng mỗi lúc đêm về Phong lại rưng rức khóc vì nhớ bà của mình. Ảnh: Mỹ Quỳnh
Chị Tuyền kể: "Phong không còn cha mẹ bên cạnh nên bà ngoại yêu thương nhiều hơn để bù đắp cho cháu. Mỗi ngày, bà đều đưa Phong đến trường rồi đón về. Phong thích ăn gì là bà chạy đi mua ngay để nấu, bất kể nắng mưa. Bà dành tình yêu cho Phong thay cả phần con gái. Trong nhà, Phong cũng quấn quýt với bà nhất, cái gì cũng dành cho bà, điều gì cũng hỏi bà..." - chị T. nói.
Đại dịch bùng phát, cả gia đình chị Tuyền không may trở thành F0, trong đó có ông bà ngoại, chị Tuyền và cả Phong. Điều không may là bà ngoại đã không qua khỏi và ra đi ở tuổi 59. Ngày bà mất cũng là ngày cả gia đình phải chuyển vào khu cách ly tập trung, bệnh viện thu dung để điều trị. Đến nay, gia đình đã điều trị trở về và tự cách ly ở nhà đủ 14 ngày.

Phong gọi dì Tuyền là
Phong gọi dì Tuyền là "má Út", chị Tuyền cũng như người mẹ thứ 3 sau chị gái và bà ngoại để bao bọc, chăm sóc Phong. Ảnh: Mỹ Quỳnh
Theo chị Tuyền, Phong còn nhỏ, chưa cảm nhận được nỗi đau mất mát người thân. Nhờ vậy mà Phong vẫn vui vẻ, lạc quan, ăn ngủ và học tập bình thường.
"Thế nhưng, nhiều đêm, Phong bật khóc nức nở. Tôi an ủi, hỏi han thì Phong nói nhớ bà rồi cứ rưng rức khóc. Những lúc như vậy, tim tôi đau thắt. Tôi nhớ mẹ, nhớ chị và thương cháu tôi vô cùng!" – chị Tuyền nghẹn ngào.
Chia sẻ về cuộc sống hiện tại, chị Tuyền cho biết, do dịch bệnh nên công việc của chị đang bị gián đoạn. "May mắn là Phong được nhận tiền trợ cấp cho trẻ mồ côi hàng tháng, đồng thời, chính quyền cũng rất quan tâm và chăm lo đời sống trong mùa dịch. Tạm thời, tôi sẽ cố gắng chờ qua dịch rồi đi làm trở lại, kiếm tiền nuôi dưỡng cháu. Tôi sẽ thay chị gái và mẹ bao bọc và chăm sóc cháu mình" - chị Tuyền cho biết.
Thêm một người dì thành mẹ
Tương tự, Nguyễn Ngọc Minh Châu (sinh năm 2014, ngụ phường 24, quận Bình Thạnh) cũng vừa mất đi cả mẹ lẫn bà ngoại vì đại dịch Covid-19.
Không có bố, từ nhỏ, Minh Châu sống cùng mẹ và bà ngoại. Ngày thường, mẹ đi làm, Minh Châu và bà quấn quýt với nhau cả ngày. Cô bé 7 tuổi như chú chim nhỏ, hồn nhiên, vô tư trong vòng tay chăm sóc của bà. Thế mà, chưa đầy nửa tháng, cả mẹ và bà cùng nhiễm Covid-19 rồi lần lượt ra đi. Đáng buồn hơn, lúc này mẹ của Minh Châu đang mang song thai được 8 tuần tuổi.
Hiện, Minh Châu được dì ruột Huỳnh Ngọc Thúy (chị gái của mẹ) nuôi dưỡng, chăm sóc.

Minh Châu ngơ ngác, chưa hiểu hết được nỗi mất mát khi mất đi mẹ và bà ngoại. Ảnh: Mỹ Quỳnh
Minh Châu ngơ ngác, chưa hiểu hết được nỗi mất mát khi mất đi mẹ và bà ngoại. Ảnh: Mỹ Quỳnh
Chị Thúy cho biết, từ khi mẹ và bà qua đời, Minh Châu có buồn và nhớ. Thi thoảng, cô bé cứ ngơ ngác hỏi bà và mẹ, như thể hai người chỉ đi đâu đó chưa trở về. Tuy nhiên, tuổi còn nhỏ nên Minh Châu chưa hiểu được sự mất mát từ cái chết là như thế nào.
"Tôi cũng còn 2 con nhỏ, đứa học lớp 5, đứa học lớp 2, bây giờ có thêm Minh Châu nữa. Cuộc sống của gia đình cũng khá khó khăn, tôi thuê mặt bằng để buôn bán nhưng mấy tháng gần đây phải tạm đóng cửa vì dịch Covid-19. Thế nhưng, dù khó khăn vất vả thế nào tôi cũng sẽ lo cho cháu, vì tôi là người thân duy nhất của Châu" - chị Thúy nói.

Đại diện UBND phường 1, quận Bình Thạnh thăm hỏi và tặng quà cho bé Tuấn Phong. Ảnh: Mỹ Quỳnh
Đại diện UBND phường 1, quận Bình Thạnh thăm hỏi và tặng quà cho bé Tuấn Phong. Ảnh: Mỹ Quỳnh
Sau khi nắm bắt được thông tin, hoàn cảnh gia đình của các trường hợp có người thân mất vì Covid-19, UBND các phường đã đến thăm hỏi, an ủi và động viên gia đình cố gắng vượt qua nổi đau mất mát của người thân.
Bà Lê Thị Xuân Hiển - Phó Chủ tịch UBND phường 24, quận Bình Thạnh cho biết, hoàn cảnh của bé Minh Châu rất đặc biệt, do đó UBND phường cũng như các ban ngành đoàn thể phường hết sức quan tâm, chăm lo và hỗ trợ.

Bà Lê Thị Xuân Hiển - Phó Chủ tịch UBND Phường 24, quận Bình Thạnh thăm hỏi, động viên và tặng quà cho bé Minh Châu. Ảnh: Mỹ Quỳnh
Bà Lê Thị Xuân Hiển - Phó Chủ tịch UBND Phường 24, quận Bình Thạnh thăm hỏi, động viên và tặng quà cho bé Minh Châu. Ảnh: Mỹ Quỳnh
"Chủ trương của chúng tôi là nhanh chóng và kịp thời chăm lo các trường hợp khó khăn - nhất là đối với trẻ em. Qua tiếp xúc, hiện tâm lý của bé Minh Châu ổn định, thoải mái, vui vẻ khi về ở chung với dì, đây cũng là điều khiến chúng tôi yên tâm. Ngoài ra, phường cũng kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng của gia đình để hỗ trợ kịp thời. Nhờ sự quan tâm và chỉ đạo của Phòng Lao động Thương binh Xã hội quận Bình Thạnh và Đảng ủy phường, UBND phường 24 kịp thời lập hồ sơ hưởng trợ cấp xã hội thuộc diện mồ côi cha mẹ cho bé Minh Châu" - bà Hiển nói.

Theo Phòng Lao động và Thương binh Xã hội quận Bình Thạnh, tính đến ngày 7/9, toàn quận có 2.264 trường hợp trẻ là F0. Ngoài ra, có 23 trẻ trong 15 hộ gia đình có cha hoặc mẹ qua đời vì Covid-19.

Hiện tại, các trường hợp trẻ mồ côi đang được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo nghị định 136/2013/NĐ-CP. Các trường hợp có cha/mẹ mất vì Covid-19 đang được các phường tổng hợp danh sách để hỗ trợ. Trong đó, phòng Lao động và Thương binh Xã hội quận Bình Thạnh phối họp với Ủy ban Mặt trần Tổ quốc quận để vận động Mạnh Thường Quân chăm lo, dự kiến 1 trẻ sẽ nhận được 5 triệu đồng.

(Còn nữa)
Theo Mỹ Quỳnh (Dân Việt)

https://danviet.vn/tre-mo-coi-trong-dai-dich-covid-19-bai-1-noi-dau-chong-chat-noi-dau-20210914215222132.htm

Có thể bạn quan tâm

'Bông hồng thép' Diệu Linh

'Bông hồng thép' Diệu Linh

Chị Nguyễn Thị Diệu Linh, SN 1983, hiện đang làm Quản lý Chương trình NPA tại tỉnh Quảng Trị đã có những đóng góp không nhỏ trong việc giảm thiểu tai nạn thương tích do bom mìn.

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Nuôi chim săn mồi, huấn luyện chúng trở thành những “chúa tể” bầu trời là sở thích của nhiều người. Thú chơi này nở rộ từ sau Tết Nguyên đán cho tới tháng 5, được các tay buôn lùng sục khắp nơi tìm nguồn. 
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…