Tràn lan rượu Bàu Đá giả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Làng rượu Bàu Đá (thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn) là một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng của Bình Định. Nơi đây sản xuất ra rượu Bàu Đá xưa nay đã nổi tiếng với cái tên mỹ miều “Thiên hạ đệ nhất tửu”. Tại thôn Cù Lâm, hầu hết gia đình trong thôn đều nấu loại rượu nổi tiếng này, nhưng buồn thay, họ không thể “sống” bằng nghề, đơn giản vì rượu giả đang tràn lan.

Quốc lộ (QL) 1A đoạn từ ngã ba cầu Ông Đô (huyện Tuy Phước) đến thị xã An Nhơn, hay từ nơi giao nhau giữa QL 19 với QL 1A chạy theo hướng QL 19 lên Gia Lai, đâu đâu cũng thấy các chủ hàng quán trưng bày la liệt các loại rượu Bàu Đá. Từ chai nhựa đến bình sành sứ, từ hình dạng đơn thuần đến những bình trang trí hoa văn bắt mắt, hồ lô… Tất cả các loại trên có giá từ 12.000 đồng đến 15.000 đồng/lít.
 

Các hàng quán bày bán rượu Bàu Đá ven quốc lộ 1A.
Các hàng quán bày bán rượu Bàu Đá ven quốc lộ 1A.

Tại một hàng quán có trưng nhiều rượu Bàu Đá ở gần nơi giao nhau giữa QL 1A và QL 19, thấy chúng tôi có vẻ e dè vì sợ rượu giả, chị chủ quán bảo: “Ở đây, chị đố em tìm ra chỗ nào bán đúng rượu thật, trừ khi em đến nơi dân làng rượu Bàu Đá nấu”.

Lân la ở các hàng quán tương tự, chúng tôi được biết có 2 cách “chế biến” rượu Bàu Đá giả. Cách thứ nhất, vẫn nấu như rượu Bàu Đá thật nhưng không phải dùng đúng nguồn nước và công thức như người dân thôn Cù Lâm vẫn làm, thường loại này có xuất xứ từ gần thôn Cù Lâm, được các hàng quán mua với giá 6.000 đồng-12.000 đồng/lít (tùy vào nếp hay gạo). Cách thứ hai, các hàng quán mua rượu từ nơi khác với giá rất rẻ, sau đó thêm nồng độ cồn vào rồi vô chai, dán nhãn mác y như rượu Bàu Đá thật. Một số chủ hàng quán còn “bật mí”, nhiều khi loại này không được nấu như rượu bình thường mà chỉ là pha chế nước với cồn.

Ông Lê Quang Tâm-Chủ tịch Hiệp hội rượu Bàu Đá tỉnh Bình Định cho biết: Hiện nay, Hiệp hội có 33 hộ nấu rượu với 52 thành viên, 19 hộ kinh doanh rượu. Trung bình mỗi ngày cả thôn Cù Lâm chỉ sản xuất khoảng 100-150 lít. Cũng theo ông Tâm, người dân ở đây đa phần nấu rượu chủ yếu là cầm chừng và lấy hèm nuôi heo là chính, chứ không có ai sống bằng nghề này cả. Ở thôn Cù Lâm, 1 lít rượu có giá 20.000 đồng/lít rượu gạo và 25.000 đồng/lít rượu nếp, trong khi rượu giả ngoài thị trường có giá thậm chí chưa tới một nửa.

Một người dân ở thôn Cù Lâm cho biết: Với giá trên, nếu nấu hết 50 kg gạo (nếp) thì người nấu vẫn lỗ khoảng 100.000 đồng. Nhiều người còn tỏ ra bức xúc: Có một số doanh nghiệp đến ký hợp đồng mua rượu từ các gia đình với số lượng lớn và trong thời gian dài. Nhưng chỉ được ít lâu thì các đơn vị này mua rượu giả từ nơi khác để vào chai, dán nhãn mác Bàu Đá rồi tung ra thị trường với số lượng hàng ngàn lít mỗi ngày.

Lê Xuân Thọ

Có thể bạn quan tâm

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

UBND tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê - Ka Nak

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê-Ka Nak; hoạt động TTYT huyện Đức Cơ; cấp GCNQSD đất tại Khu đất Làng quân nhân Lữ đoàn 234-Quân đoàn 3; đất do Binh đoàn 15 quản lý tại tổ 6, phường Yên Thế (TP. Pleiku) đang có gần 300 hộ dân sử dụng sản xuất nông nghiệp ổn định trên 30 năm.