TP Kon Tum: Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm khi xảy ra vi phạm khai thác khoáng sản trái phép

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhằm chấn chỉnh hoạt động khai thác khoáng sản, UBND TP Kon Tum (tỉnh Kon Tum) đã chỉ đạo các cấp, ngành trên địa bàn tập trung phối hợp tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoáng sản. Xử lý người đứng đầu Khi để xảy ra vi phạm về khai thác khoáng sản

Theo đánh giá của UBND TP Kon Tum, thời gian gần đây, từ việc tăng cường công tác kiểm tra, quản lý các hoạt động khai thác, vận chuyển khoáng sản trên địa bàn có phần đi vào nề nếp. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, bất cập, một số nơi vẫn để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, nhất là hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường như cát, sỏi, đất san lấp phục vụ nhu cầu xây dựng của các đơn vị, cá nhân trên địa bàn trong và ngoài tỉnh. Nguyên nhân được đưa ra xuất phát từ công tác quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn chưa được các đơn vị, địa phương quan tâm và việc triển khai chưa thật sự hiệu quả.

Kiểm tra hoạt động khai thác cát trên sông Ba đoạn qua TP Kon Tum.

Kiểm tra hoạt động khai thác cát trên sông Ba đoạn qua TP Kon Tum.

Cùng với đó, các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực này chưa chấp hành nghiêm các quy định theo giấy phép khai thác khoáng sản; chưa hoàn thành các thủ tục pháp lý có liên quan và trong lĩnh vực đất đai, bảo vệ môi trường, đấu nối giao thông, phương tiện khai thác đường thủy... Việc chưa tuân thủ các quy định của doanh nghiệp, kiểm soát của chặt chẽ khối lượng khai thác của cơ quan chức năng gây thất thoát tài nguyên, hạ tầng giao thông bị hư hỏng, xuống cấp ảnh hưởng đến hoạt động của người dân trong khu vực.

Nhằm chấn chỉnh các hoạt động khai thác, vận chuyển khoáng sản trên địa bàn, UBND TP. Kon Tum ban hành văn bản chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn, trong đó đề cập đến việc "không nhắc nhở, nói cho qua chuyện".

UBND TP Kon Tum đề nghị UBND các xã, phường nơi có điểm mỏ khoáng sản cát, như Đăk Rơ Wa, Đăk Blà, Thắng Lợi, Kroong, Ngọk Bay, Ia Chim, Đăk Năng cần nâng cao vai trò trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản trên địa bàn quản lý; Đẩy mạnh tuyên truyền các quy định pháp luật về khoáng sản cho cán bộ, công chức xã, phường; cán bộ thôn, tổ; các tổ chức, cá nhân và nhân dân biết nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm, phối hợp giám sát để phát hiện và tố giác các hành vi vi phạm pháp luật trong khai thác khoáng sản trên địa bàn.

Cùng với đó, thường xuyên chức tổ chức kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp khai thác khoáng sản cát trên địa bàn. Nếu phát hiện vi phạm thì kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm. Yêu cầu các doanh nghiệp khai thác khoáng sản chấp hành nghiêm các nội dung trong giấy phép khai thác và các quy định pháp luật: khai thác đúng phạm vi, tọa độ cột mốc khai thác; độ sâu khai thác; số lượng phương tiện khai thác (ghe, máy đào); đánh số, ký hiệu tàu ghe; thực hiện thả phao phạm vi khu vực khai thác; lắp đặt camera, trạm cân để quản lý trữ lượng khai thác.

Khai thác đúng phương án, công nghệ khai thác trong giấy phép; không dùng máy múc, máy đào để hoạt động khai thác; không đào múc đất khu vực bờ sông để khai thác cát; Khẩn trương hoàn thành các thủ tục pháp lý để hoạt động khai thác khoáng sản cát theo đúng quy định (như thủ tục đất đai, bảo vệ môi trường, đấu nối đường giao thông).

Chính quyền các xã, phường có bến bãi tập kết, kinh doanh khoáng sản cát, như Ngô Mây, Lê Lợi, Hòa Bình, khẩn trương tổ chức kiểm tra các thủ tục pháp lý, điều kiện hoạt động tại các bến bãi tập kết, kinh doanh cát trên địa bàn (chú ý các thủ tục về đăng ký kinh doanh, đất đai, môi trường và nguồn gốc khoáng sản cát).

Hoạt động khai thác đất san lấp trái phép trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Hoạt động khai thác đất san lấp trái phép trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm hành chính (nếu có) của các bến bãi tập kết, kinh doanh cát theo thẩm quyền. Đối với các bến bãi tập kết, kinh doanh cát chưa đủ điều kiện để hoạt động thì yêu cầu dừng mọi hoạt động tập kết, kinh doanh cát và di chuyển toàn bộ khối lượng cát ra khỏi vị trí đang tập kết theo đúng quy định. Trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo, đề xuất UBND thành phố để xử lý, tuyệt đối không làm cho xong, làm hình thức, cả nể bỏ qua hoặc né tránh trách nhiệm. UBND xã, phường nào để xảy ra vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn; tạo điểm nóng, gây bức xúc trong dư luận xã hội thì Chủ tịch UBND chịu trách nhiệm trước UBND thành phố và Chủ tịch UBND thành phố - Chủ tịch UBND TP Kon Tum Nguyễn Thanh Mân nêu rõ.

Đồng thời, Phòng TN&MT chấn chỉnh, rút kinh nghiệm trong công tác tham mưu về quản lý khoáng sản trên địa bàn; Tổ kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với hoạt động khai thác, tập kết khoáng sản khẩn trương tổ chức kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật (nếu có) trong hoạt động khai thác, tập kết khoáng sản cát trên địa bàn.

Có thể bạn quan tâm