Tòa án chuyển hồ sơ vụ GV kiện nhà trường sang CA để điều tra

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhận thấy nhà trường đã đơn phương cắt hợp đồng trái với quy định pháp luật, 5 thầy cô giáo trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai (huyện Krông Pắk, Đắk Lắk) đã tiến hành khởi kiện trường ra tòa.
Sáng 25/8, một lãnh đạo Công an huyện Krông Pắk cho biết đã nhận được hồ sơ của TAND huyện về việc 5 giáo viên (GV) hợp đồng mất việc khởi kiện Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai (xã Krông Búk) đã đơn phương cắt hợp đồng trái quy định để “xem xét dấu hiệu tội phạm”.
“Đây là quan điểm của tòa và họ đã chuyển hồ sơ sang thì trách nhiệm của công an là phải tiến hành xác minh để đưa ra kết luận cuối cùng”, vị lãnh đạo này cho hay.
Sau khi mất việc, các giáo viên phải bươn chải đủ nghề. Trong ảnh: Thầy Võ Văn Tuấn (GV Toán trường THCS Ea Uy) làm nương rẫy để mưu sinh.
Sau khi mất việc, các giáo viên phải bươn chải đủ nghề. Trong ảnh: Thầy Võ Văn Tuấn (GV Toán trường THCS Ea Uy) làm nương rẫy để mưu sinh.
Theo đó, 5 GV đều được ông Nguyễn Sỹ Kỷ (nguyên Phó trưởng ban Nội Chính Tỉnh ủy Đắk Lắk, nguyên Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk giai đoạn 2011-2016) ký quyết định hợp đồng lao động. Tất cả được phân công về dạy tại Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai với mức lương khởi điểm có hệ số 2,34.
Trao đổi với PV Dân trí, thầy Nguyễn Tuấn Anh - GV Tin học, Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai cho biết, các GV sau khi nhận nhiệm vụ về trường dạy ổn định cho đến ngày 20/1/2017 thì nhà trường gọi lên yêu cầu 22 GV dạy hợp đồng ký lại hợp đồng thời vụ (từ tháng 2 đến tháng 7/2017), mức lương 1.500.000 đồng/tháng/người, trừ các loại bảo hiểm, mỗi người chỉ còn được nhận chỉ còn 1.002.500 đồng.
Nhận thấy yêu cầu của nhà trường trái với hợp đồng đã ký theo quyết định của UBND huyện nên có 5 thầy cô đã từ chối việc ký và bị mất việc làm. Sau đó, các thầy cô đã quyết định làm đơn khởi kiện “tranh chấp hợp đồng lao động” để đòi quyền lợi cho mình. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ việc là UBND huyện Krông Pắk.
Sau khi tòa nhận đơn, hai bên đã tiến hành đối thoại, hòa giải nhưng đều không thành. “Vừa qua, phía trường cùng huyện gọi chúng tôi lên và cho biết sẽ trả 40 triệu đồng/người nhưng các thầy cô đều chưa đồng ý. Việc thực hiện sai hợp đồng lao động nhưng trả cho chúng tôi số tiền ấy là quá thấp so với chừng ấy thời gian bị mất việc nên chúng tôi chưa chấp nhận việc rút đơn kiện”, thầy Tuấn Anh cho hay.
Được biết, sau khi bị nghỉ dạy các thầy cô đã phải bươn chải đủ nghề để mưu sinh, đời sống vô cùng khó khăn, vất vả.
Hiện vụ án đã bị tạm đình chỉ xét xử vì TAND huyện Krông Pắk xét thấy cần đợi kết quả điều tra của Cơ quan CSĐT Công an huyện. Và vụ án sẽ tiếp tục khi lý do tạm đình chỉ không còn và khi có quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự của tòa án.
Thúy Diễm (Dân Trí)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null