Thượng úy Nguyễn Văn Long: Nhân viên lái xe có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Mặc dù là nhân viên lái xe nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Văn Long (Trung tâm Bảo đảm kỹ thuật, Lữ đoàn 132, Binh chủng Thông tin liên lạc) lại đam mê nghiên cứu, tìm tòi để cho ra đời những sáng kiến liên quan đến chuyên ngành thông tin liên lạc. Những sáng kiến ấy khi áp dụng vào thực tế mang lại hiệu quả rất thiết thực.

Trong số 6 sáng kiến cải tiến kỹ thuật của Lữ đoàn 132 tham gia giải thưởng “Tuổi trẻ sáng tạo” toàn binh chủng thì sáng kiến “Máy tách vỏ cáp quang” của Thượng úy Nguyễn Văn Long được đơn vị đánh giá cao.

Thượng úy Long cho biết: “Tôi thường xuyên chở người và phương tiện đi khắc phục những sự cố thông tin liên lạc. Hệ thống thông tin liên lạc của đơn vị ở vùng sâu, vùng xa, những nơi đồi núi hiểm trở nên công việc khắc phục rất vất vả. Trong những lần cùng đồng đội tham gia sửa chữa thiết bị, tôi luôn trăn trở muốn làm một cái gì đó giúp anh em bớt vất vả, khắc phục sự cố nhanh nhất để đảm bảo thông tin liên lạc luôn thông suốt”.

Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Văn Long (bìa phải) thực hành trên “Máy tách vỏ cáp quang”. Ảnh: V.H

Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Văn Long (bìa phải) thực hành trên “Máy tách vỏ cáp quang”. Ảnh: V.H

Xuất phát từ suy nghĩ ấy, năm 2023, Thượng úy Long đã cho ra đời sáng kiến “Máy tách vỏ cáp quang”. Sáng kiến này đã giúp cán bộ, chiến sĩ thao tác tách vỏ cáp quang nhanh hơn, lại đảm bảo an toàn, chính xác. Máy tách vỏ cáp quang được cấu tạo gồm 7 bộ phận: van tăng độ cao dao cắt vỏ cáp, ổ bi đỡ trục, tay quay điều khiển, hệ thống đỡ sợi cáp, giá đỡ máy cắt, bánh răng kết nối động cơ điện, dao cắt vỏ cáp. Khi muốn tách vỏ cáp hoặc cắt cáp, người sử dụng chỉ cần đưa máy vào vị trí cần cắt, cố định độ sâu, mở van tăng/giảm độ sâu lưỡi dao, điều khiển tay quay để dây cáp chạy trên giá đỡ cho đến khi hết vị trí cần cắt. Khi hoàn thành việc cắt hoặc tách vỏ cáp thì mở van, đưa dây cáp đã cắt hoặc tách tiến hành hàn cáp.

“Trước đây, muốn tách vỏ hay cắt cáp thì cần 3 người: 2 người giữ hai đầu sợi cáp và 1 người dùng thiết bị để tách vỏ, cắt vỏ. Công việc mất rất nhiều thời gian. Từ khi có thiết bị này thì chỉ cần 1 người có thể tách và cắt nên công tác khắc phục sự cố diễn ra nhanh chóng. Ưu điểm của thiết bị này là vừa có thể tách vỏ, vừa cắt cáp, trọng lượng nhẹ nên khi khắc phục sự cố ở những nơi địa hình phức tạp, cán bộ, chiến sĩ đỡ vất vả hơn”-Thượng úy Long tâm sự.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, Thượng úy Long có hoàn cảnh khá khó khăn. Vì nhiệm vụ đảm bảo thông tin liên lạc cho 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum nên anh thường xuyên xa nhà, bản thân luôn phải khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Là một lái xe nhưng nhiều lúc anh cũng trực tiếp tham gia cùng đồng đội sửa chữa, khắc phục những sự cố thông tin liên lạc.

Trước đó, năm 2022, anh và nhóm tác giả cùng đơn vị đã cho ra đời sáng kiến “Bộ bàn ra cáp đa năng” và đạt giải ba giải thưởng “Tuổi trẻ sáng tạo” của Binh chủng Thông tin liên lạc. Trước đây, khi chưa có sáng kiến này, việc rải cáp và thu hồi cáp, đặc biệt là cáp quang quân sự mất nhiều thời gian và phải có nhiều người cùng tham gia. Thiết bị này có hệ thống rulo, trục bi, bàn xoay, khi muốn thả dây cáp hoặc thu hồi cáp, người điều khiển chỉ cần đưa cuộn cáp lên bàn. Tùy theo yêu cầu thu hoặc thả cáp, người điều khiển chỉ cần sử dụng các thao tác trên bàn để thực hiện. Việc này không cần phải nhiều người kéo cáp, cuốn cáp như trước đây. Sáng kiến “Bộ bàn ra cáp đa năng” đã giúp giảm được nhiều thời gian, công sức, đặc biệt là đáp ứng triển khai nhanh chóng, bí mật đối với những loại cáp quang quân sự.

Trao đổi với chúng tôi, Thiếu tá Lê Sỹ Hãnh-Chỉ huy trưởng Trung tâm Bảo đảm kỹ thuật (Lữ đoàn 132) cho biết: “Lữ đoàn có nhiệm vụ đảm bảo thông tin liên lạc cho gần 20 đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, vùng 3, vùng 4 Hải quân, Cảnh sát Biển, Quần đảo Trường Sa… Địa bàn trải rộng hàng ngàn km, địa hình phức tạp, thời tiết khắc nghiệt nên những sáng kiến cải tiến kỹ thuật của cán bộ trong đơn vị có ý nghĩa hết sức quan trọng. Những sáng kiến của Thượng úy Nguyễn Văn Long được áp dụng vào thực tế đã bước đầu mang lại hiệu quả, giúp đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”.

Có thể bạn quan tâm

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Từ những chiếc bánh ép Huế bình dân, Ngô Văn Quốc (22 tuổi, quê P.Thuận An, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) đã cho ra đời sản phẩm đóng gói đẹp mắt, mang thương hiệu của Huế, bày bán tại các trung tâm thương mại, cửa hàng sân bay... khắp cả nước.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

(GLO)- Chiều 10-10, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) thi thuyết trình chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

(GLO)- Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, kết nối tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, hướng dẫn cách livestream bán hàng… là chuỗi hoạt động do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển thuộc Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức cuối tuần qua tại TP. Pleiku.