Thu về hàng trăm triệu đồng mỗi tháng nhờ khởi nghiệp với cây kiểng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Nhờ khởi nghiệp với cây kiểng, chị Nguyễn Thị Bích Phượng (29 tuổi, sống ở H.Hóc Môn, TP.HCM) thu về hàng trăm triệu mỗi tháng.

Đầu tháng 7, chúng tôi có dịp ghé thăm khu vườn của chị Nguyễn Thị Bích Phượng (quê Đăk Nông) ở ấp 3, xã Xuân Thới Thượng, H.Hóc Môn, TP.HCM. Trong khu vườn với diện tích 1.000 m2, chị đang dưỡng và bày bán nhiều giống cây kiểng có giá từ vài chục ngàn đến hàng triệu đồng/cây.

 

Chị Phượng từ bỏ công việc văn phòng để khởi nghiệp nghề kinh doanh cây kiểng. Ảnh: T.Đ
Chị Phượng từ bỏ công việc văn phòng để khởi nghiệp nghề kinh doanh cây kiểng. Ảnh: T.Đ


Gia đình từng phản ứng gay gắt

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành hải quan vào năm 2015, chị Phượng làm việc văn phòng chứng từ ở một công ty về lĩnh vực xuất nhập khẩu tại TP.HCM, với mức lương 6 - 7 triệu đồng/tháng.

Gắn bó với công việc được 1 năm, chị Phượng quyết định tạm dừng và rẻ hướng sang kinh doanh cây kiểng. Chị chia sẻ: “Mỗi ngày đi làm, tôi vẫn luôn suy nghĩ mình thật sự thích công việc hiện tại không? Cùng lúc đó, tôi có những người bạn đang kinh doanh sen đá. Thấy thích, tôi cũng bắt đầu tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm cách chăm sóc, trồng chúng như thế nào, sau vài tháng tôi nhập cây về bán thử".


 

 Chị Phương trưng bày đẹp mắt các dòng cây kiểng xương rồng. Ảnh: T.Đ
Chị Phương trưng bày đẹp mắt các dòng cây kiểng xương rồng. Ảnh: T.Đ
Chị Phượng kinh doanh đa dạng các dòng kiểng. Ảnh: T.Đ
Chị Phượng kinh doanh đa dạng các dòng kiểng. Ảnh: T.Đ


Thời gian đầu, chị Phượng kinh doanh các dòng sen đá, xương rồng giá rẻ từ mười mấy ngàn đến vài chục ngàn đồng, phù hợp với học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng.

“Lúc đó, tôi ở trọ tại Q.Gò Vấp, TP.HCM, có ban công nhỏ 20 m2. Vì thế, tôi đã tận dụng ban công để chứa các cây kiểng. Buổi sáng tôi tập trung kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử, tối đem cây kiểng ra vỉa hè bán", chị kể.

Cô gái 29 tuổi chia sẻ thêm: "Thời gian đầu, tôi đã dùng những đồng lương dành dụm ít ỏi của mình để nhập cây. Tuy nhiên do chưa có nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật chăm sóc kiểng nên một số cây bị chết. Song song đó, tôi phải chịu áp lực từ gia đình. Người thân phản ứng gay gắt vì tôi dám từ bỏ một công việc đang rất tốt và an toàn để theo đuổi việc buôn bán bấp bênh".


 

Chị Phượng đã học hỏi chuyện kinh doanh cây kiểng từ bạn bè, anh chị lành nghề. Ảnh: T.Đ
Chị Phượng đã học hỏi chuyện kinh doanh cây kiểng từ bạn bè, anh chị lành nghề. Ảnh: T.Đ
Cây kiểng xanh mướt, phát triển tươi tốt. Ảnh: T.Đ
Cây kiểng xanh mướt, phát triển tươi tốt. Ảnh: T.Đ


Khó khăn là thế, nhưng mỗi ngày trôi qua, chị Phượng luôn cố gắng trao dồi kinh nghiệm chăm sóc cây kiểng, kỹ năng mua bán từ những người bạn, anh chị lành nghề. "Trên mạng xã hội, có nhiều nhóm, hội chuyên về cây kiểng, giúp tôi thu thập những bài học kinh doanh, cũng như tăng doanh thu bán hàng", chị bộc bạch.

Đến năm 2018, chị chuyển đến trọ tại xã Trung Chánh, H.Hóc Môn (nơi ở hiện tại) để thuận tiện hơn trong việc kinh doanh. "Nhờ có không gian rộng hơn tôi đã mở cửa hàng bán trực tiếp ở khoảng sân ngay trước nhà, với diện tích 30 m2 . Tôi còn phát triển việc kinh doanh cây kiểng trên Facebook để tăng sự tương tác với khách hàng", chị Phượng chia sẻ.


 

Một góc nhỏ tại cửa hàng chị Phượng. Ảnh: T.Đ
Một góc nhỏ tại cửa hàng chị Phượng. Ảnh: T.Đ


Nhờ sự kiên trì đó, con số kinh doanh đầu ra của chị Phượng lên đến hơn 1.000 cây mỗi tháng. Cuối năm 2020, cô gái 29 tuổi thuê thêm một mảnh vườn rộng 1.000 m2 (ở ấp 3, xã Thới Thượng, H.Hóc Môn) để nhập nhiều hơn các dòng kiểng. Thời điểm này, chị hạn chế bán lẻ mà tập trung vào phân khúc bỏ sỉ.

"Nơi đây, tôi nuôi dưỡng, chăm sóc và nhân giống thêm cây, đồng thời cho khách hàng tham quan mỗi khi họ đến mua sỉ", chị nói.


 

Sen đá, xương rồng là những mặt hàng mà chị Phượng chọn khởi nghiệp những năm tháng đầu. Ảnh: T.Đ
Sen đá, xương rồng là những mặt hàng mà chị Phượng chọn khởi nghiệp những năm tháng đầu. Ảnh: T.Đ


Hiện tại, chị Phượng kinh doanh đa dòng kiểng từ sen đá, xương rồng, lá đến các loại cây cảnh để bàn, văn phòng, nội thất và cây chuyên về công trình, sân vườn... Những mặt hàng này chủ yếu được chị nhập từ Đà Lạt, Đồng Tháp, Bến Tre và ở nước ngoài. Theo đó, mỗi đợt bỏ sỉ, cô bán được từ vài chục đến hàng trăm cây kiểng.

"Để tăng thêm thu nhập, tôi còn mua bán sỉ các mặt hàng như chậu trồng cây, đất, đá, phân bón... nhờ vậy mỗi tháng tôi có thu nhập từ 300 - 500 triệu đồng", chị Phượng nói.

Nhìn lại hành trình khởi nghiệp, chị Phượng cho hay thị hiếu khách hàng mỗi ngày khác nhau, để phát triển được thì người bán cần thay đổi liên tục và đa dạng hóa các mặt hàng cây cảnh.

Chị Phượng còn nói: "Những ai mới chơi cây thì nên tìm hiểu thêm về đặc tính từng loại cây để hạn chế việc chúng bị hư và chết trong quá trình chăm sóc. Sen đá, xương rồng là những cây có giá thành rẻ, không cần tưới nước liên tục và cầu kỳ trong việc nuôi dưỡng. Còn kiểng lá nội thất có thể để trong nhà, nơi ít nắng, tưới tắm thường xuyên".


 

Theo chị Phượng, hiện tại kiểng lá là mặt hàng tiềm năng, nhiều khách ưa chuộng. Ảnh: NVCC
Theo chị Phượng, hiện tại kiểng lá là mặt hàng tiềm năng, nhiều khách ưa chuộng. Ảnh: NVCC
Chị Phượng cũng đang tập trung mạnh vào kinh doanh kiểng lá. Ảnh: T.Đ
Chị Phượng cũng đang tập trung mạnh vào kinh doanh kiểng lá. Ảnh: T.Đ



"Theo tôi, thị trường kiểng lá hiện nay có tiềm năng phát triển rất lớn, nhiều loại cây đạt tới giá trị xuất - nhập khẩu. Một số sàn thương mại điện tử, hội nhóm mạng xã hội... về dòng kiểng lá phát triển mạnh. Điều này thật sự là cơ hội tốt cho người kinh doanh cây kiểng", chị Phượng thông tin thêm.
 

Cửa hàng cây kiểng của chị Phượng còn là nơi chị
Cửa hàng cây kiểng của chị Phượng còn là nơi chị "check-in" mỗi khi rảnh rỗi. Ảnh: NVCC


Theo chị Phượng, khởi nghiệp ở bất kể ngành nghề gì đều có áp lực riêng, nhưng có thể khó khăn hơn đối với con gái, cụ thể là chị vẫn bị định kiến xã hội, áp lực gia đình nhiều.

"Để vượt qua được những khó khăn, tôi chỉ biết tập trung vào hướng đi mà bản thân đã chọn và luôn kiên định phấn đấu nỗ lực, cố gắng từng chút một. Bỏ ngoài tai những khiển trách, khen chê", chị Phượng chia sẻ về câu chuyện khởi nghiệp với cây kiểng.

Theo Tấn Đạt (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Từ những chiếc bánh ép Huế bình dân, Ngô Văn Quốc (22 tuổi, quê P.Thuận An, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) đã cho ra đời sản phẩm đóng gói đẹp mắt, mang thương hiệu của Huế, bày bán tại các trung tâm thương mại, cửa hàng sân bay... khắp cả nước.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

(GLO)- Chiều 10-10, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) thi thuyết trình chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

(GLO)- Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, kết nối tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, hướng dẫn cách livestream bán hàng… là chuỗi hoạt động do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển thuộc Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức cuối tuần qua tại TP. Pleiku.