Thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm nhờ nuôi ốc bươu đen

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bị tai nạn lao động khiến sức khỏe bị ảnh hưởng, chàng kỹ sư xây dựng Phạm Viết Sỹ đành từ bỏ nghề nghiệp đang làm, về nhà thuê đất nuôi ốc bươu đen cho thu nhập vài trăm triệu mỗi năm.

Anh Sỹ (32 tuổi, ngụ thôn Văn Minh, xã Thường Nga, H.Can Lộc, Hà Tĩnh) có dáng người thon gọn, mắt đeo kính cận nên nhìn rất thư sinh. Anh Sỹ kể sau khi tốt nghiệp THPT, anh trúng tuyển vào một trường CĐ ở TP.Vinh (Nghệ An). Đến năm 2011, ra trường và được một công ty chuyên về xây dựng các công trình đường bộ nhận vào làm việc với mức lương hơn 10 triệu đồng/tháng.

 

Nuôi ốc bươu đen giúp anh Sỹ có thu nhập khá. Ảnh: Phạm Đức
Nuôi ốc bươu đen giúp anh Sỹ có thu nhập khá. Ảnh: Phạm Đức


Năm 2019, anh xin nghỉ việc về quê đứng ra nhận thầu các công trình xây dựng ở địa phương để thi công. Nhưng một biến cố đã xảy ra khiến anh phải từ bỏ công việc đang làm.

“Đầu năm 2020, trong lúc đi kiểm tra công trình, tôi không may bị té ngã từ tầng 2 xuống đất. Vụ tai nạn lao động khiến tôi bị gãy cột sống lưng, phải ở bệnh viện điều trị trong thời gian khá lâu. Kể từ đó, sức khỏe không được như trước, không thể vận động mạnh nên đành chấp nhận nghỉ việc”, anh Sỹ nói.

Trong khi đang loay hoay tìm hướng đi mới, anh Sỹ được mời tham gia lớp tập huấn phát triển mô hình kinh tế nông thôn do xã tổ chức. Tại đây, anh được hội nông dân xã chia sẻ về kỹ thuật nuôi ốc bươu đen.

Cuối năm 2020, anh Sỹ lên xã thuê vùng đất bỏ hoang rộng 35.000 m2 ở gần nhà sau khi đã dành thời gian đi tham quan, học hỏi mô hình nuôi ốc bươu đen ở các tỉnh. Anh đầu tư 150 triệu đồng để thuê máy đào ao và mua ốc bươu giống về thả nuôi. Tuy nhiên, do chưa có nhiều kinh nghiệm nên lứa ốc lần đầu nuôi thử nghiệm chết gần như toàn bộ, thiệt hại khoảng 50 triệu đồng.

“Lần đầu nuôi nên tôi còn bỡ ngỡ, chưa biết bắt bệnh cho ốc để xử lý kịp thời. Phải mất gần 1 năm vừa nuôi, vừa theo dõi thì tôi mới nắm được tập tính của loài ốc. Nhờ vậy, các lứa ốc thả sau này phát triển rất tốt và bắt đầu cho thu nhập”, anh Sỹ tâm sự.

Cũng theo anh Sỹ, hiện giá ốc thương phẩm dao động từ 90.000 - 120.000 đồng/kg, còn giá ốc giống được bán từ 300 - 350 đồng/con. Với mô hình kinh tế nuôi ốc bươu đen này, mỗi năm anh bỏ túi khoảng 200 triệu đồng. Anh cũng dự định sẽ mở rộng mô hình nuôi ốc để có nguồn thu nhập cao hơn trong tương lai.

Theo Phạm Đức (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.