Thu nhập ổn định từ nghề sản xuất dầu đậu phộng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hàng năm, người dân xã Tân An (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) gieo trồng hơn 100 ha đậu phộng, năng suất bình quân 7,5 tạ/sào. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, chị Đỗ Thị Thanh Vân và bà Nguyễn Thị Thanh Xuân đã đầu tư mua sắm dây chuyền sản xuất dầu đậu phộng nhằm tạo thu nhập ổn định cho gia đình và đáp ứng dầu ăn nguyên chất, tiêu thụ nguyên liệu tại chỗ cho nông dân.

Từ tháng 3 đến tháng 7 hàng năm, người dân xã Tân An tập trung thu hoạch đậu phộng. Chị Đỗ Thị Thanh Vân (thôn Tân Hiệp) cho biết: Trước đây, người dân trong thôn phải đem đậu phộng xuống các cơ sở sản xuất dầu ăn ở tỉnh Bình Định thuê ép dầu. Đi lại vất vả, mất thời gian, chi phí cộng thêm 3-5 ngàn đồng/lít. Vì vậy, cuối năm 2017, chị quyết định đầu tư hơn 200 triệu đồng để mua máy tách vỏ, máy xay bột, nồi hấp và bộ máy ép thủy lực gồm 5 chiếc.

Mỗi năm, gia đình chị Đỗ Thị Thanh Vân (thôn Tân Hiệp, xã Tân An, huyện Đak Pơ) thu nhập 150-170 triệu đồng từ việc sản xuất, ép dầu đậu phộng. Ảnh: N.M

Mỗi năm, gia đình chị Đỗ Thị Thanh Vân (thôn Tân Hiệp, xã Tân An, huyện Đak Pơ) thu nhập 150-170 triệu đồng từ việc sản xuất, ép dầu đậu phộng. Ảnh: N.M

Dẫn chúng tôi tham quan nhà xưởng, chị Vân nói về quy trình sản xuất dầu nguyên chất: Hạt đậu phộng được phơi khô sẽ đưa vào máy tách vỏ, tiếp đó chuyển hạt đậu sang máy xay bột, tinh bột hấp chín, rồi gói thành bánh đưa vào lồng máy ép. Dưới tác động của máy thủy lực, tinh dầu trong đậu từ từ được ép ra hết, cuối cùng dầu lọc qua vải, loại bỏ vụn cám, cho ra dầu thành phẩm vàng óng. Bã đậu vắt khô có thể sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, bán với giá 7-8 ngàn đồng/kg.

“Dầu được sản xuất theo quy trình khép kín từ khâu chọn nguyên liệu đến chiết xuất nên bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng dầu giữ được vị thơm và béo đặc trưng, không có chất phụ gia, chất bảo quản nên được nhiều người tin dùng. Mỗi năm, gia đình tôi cung ứng cho thị trường gần 7.000 lít dầu, giá bán dao động 90-100 ngàn đồng/lít”-chị Vân chia sẻ.

Để có nguồn nguyên liệu phục vụ cơ sở chế biến, gia đình chị Vân trồng hơn 1 ha đậu phộng. Hàng năm, chị thu mua từ 23 đến 25 tấn đậu phộng. Ngoài sản xuất, chị Vân còn nhận ép dầu thuê cho những người có nhu cầu với giá 2,5 ngàn đồng/kg. “Mỗi năm, cơ sở mang lại thu nhập cho gia đình tôi khoảng 150-170 triệu đồng sau khi trừ chi phí”-chị Vân nhẩm tính.

Bà Nguyễn Thị Thanh Xuân (thôn Tân Hòa, xã Tân An, huyện Đak Pơ) đầu tư máy ép dầu công nghiệp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất. Ảnh: Ngọc Minh

Bà Nguyễn Thị Thanh Xuân (thôn Tân Hòa, xã Tân An, huyện Đak Pơ) đầu tư máy ép dầu công nghiệp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất. Ảnh: Ngọc Minh

Tương tự, đầu năm 2021, bà Nguyễn Thị Thanh Xuân (thôn Tân Hòa) cũng mua dây chuyền sản xuất dầu đậu phộng với giá gần 50 triệu đồng. Để nâng cao hiệu quả sản xuất, tháng 4-2023, bà Xuân đầu tư hơn 80 triệu đồng mua máy ép dầu và hệ thống máy lọc tự động với công suất 20 lít dầu/giờ.

Bà Xuân cho hay: “Bình quân 2 kg đậu nhân ép được 1 lít dầu. Hạt đậu sau khi tách vỏ đưa vào máy ép ra nước dầu, bỏ qua công đoạn xay bột, hấp chín; tiếp đó, máy tự động đưa nước dầu qua máy lọc ra dầu thành phẩm sạch trong, giữ được vị béo ngậy đặc trưng”. Cũng theo bà Xuân, trong quá trình sản xuất phải loại bỏ những hạt đậu bị hư, mốc để dầu thơm ngon, bảo quản được lâu.

Vừa bê bao đậu phộng xuống khỏi xe, ông Đỗ Văn Long (tổ 2, thị trấn Đak Pơ) vừa vui vẻ kể: “Từ khi chị Vân và bà Xuân đầu tư dây chuyền sản xuất dầu đậu phộng, tôi không phải đi xa để ép dầu nữa”.

Bà Phạm Thị Ngọc Loan-Phó Chủ tịch UBND xã Tân An-cho hay: Hàng năm, người dân trong xã trồng hơn 100 ha đậu phộng, năng suất bình quân 7,5 tạ/sào. Thời gian tới, xã tiếp tục chỉ đạo cán bộ chuyên môn phối hợp với các thôn tuyên truyền, hướng dẫn người dân gieo trồng đậu phộng theo hướng VietGAP, hữu cơ nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu sạch; phối hợp với ngành chức năng hỗ trợ các hộ sản xuất dầu đậu phộng nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng; góp phần tiêu thụ nông sản tại chỗ, thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống, thu nhập cho người dân.

Có thể bạn quan tâm

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.

Ông Nguyễn Văn Thuận (thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh) chặt bỏ gần 40 cây cà phê để hiến đất mở rộng mặt đường. Ảnh: N.D

Đòn bẩy phát triển vùng nguyên liệu cà phê bền vững

(GLO)- Sau 2 năm triển khai hợp phần 5 của Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông-lâm-thủy sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025, nhiều tuyến đường nội đồng ra vùng nguyên liệu sản xuất cà phê được đầu tư xây dựng.