Thông tin tiếp về vụ "Lừa cho vay tiền để chiếm đất?": Chờ kết quả định giá tài sản thiệt hại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Như Báo Gia Lai đã thông tin, chỉ vì thiếu hiểu biết, 16 hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở các làng Kte 1, Kte 2, làng Đek (xã Hbông) đã bị “sập bẫy” lừa đảo của bà Thu. Họ bị mất quyền định đoạt tài sản của mình vì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bìa đỏ) của họ giờ đã đứng tên người khác.

Thế chấp 5 bìa đỏ, vay hơn 4,4 tỷ đồng

Thiếu tá Đỗ Văn Chính-Đội trưởng Đội Kinh tế-Ma túy Công an huyện Chư Sê cho biết: Từ tháng 7-2016, Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Thị Hồng (trú tại tổ dân phố 5, thị trấn Chư Sê-em ruột của bà Thu) và ông Ksor Thí (làng Kte 1) bằng hình thức cho vay tiền thế chấp bìa đỏ đã lừa sang tên bìa đỏ của 16 hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Hbông. Qua điều tra, cơ quan điều tra xác định có 12 bìa đỏ của các hộ dân này đã hoàn thành thủ tục chuyển nhượng, sang tên đổi chủ cho bà Nguyễn Thị Thu và nhiều người khác mà bà này nhờ đứng tên.

 

  Ông Rmah Thân (làng Kte 1, xã Hbông) bị lừa bán 3,2 ha đất chỉ với giá 70 triệu đồng. Ảnh: M.T
Ông Rmah Thân (làng Kte 1, xã Hbông) bị lừa bán 3,2 ha đất chỉ với giá 70 triệu đồng. Ảnh: M.T

Trong số này, Công an huyện đã thu hồi được 5 bìa đỏ. Cụ thể, bìa đỏ của ông Rơ Lan Peng (làng Đek) và ông Rmah Ưih (làng Kte 2) được phát hiện kịp thời nên các đối tượng chưa kịp làm thủ tục chuyển nhượng (đối tượng còn giữ bìa gốc). Trường hợp 2 bìa đỏ của ông Ksor Chét (làng Đek), diện tích đất hơn 9 ha đã được chuyển nhượng cho ông Vũ Đình Thảo (con ruột của bà Thu); bìa đỏ với diện tích đất gần 6 ha của ông Siu Hne (làng Kueng Xí Nghiệp) chuyển nhượng cho ông Nguyễn Văn Trung (làng Đek, xã Hbông) cũng được thu hồi.

Các đối tượng được bà Thu nhờ đứng tên trên các bìa đỏ sang nhượng khai nhận: Sau khi làm thủ tục thế chấp ngân hàng vay vốn, họ đều mang tiền về đưa cho bà Thu. Cơ quan điều tra xác định, có 5 bìa đỏ sau khi sang tên cho người khác đã thế chấp vay vốn của các ngân hàng trên địa bàn huyện với tổng số tiền là 4,45 tỷ đồng. Đó là trường hợp bìa đỏ của ông Kpă Lah sang tên cho bà Trần Thị Duyên (xã Ia Hlốp), bà này đem thế chấp vay ngân hàng BIDV-Chi nhánh Chư Sê 400 triệu đồng. Bìa đỏ của hộ ông Kpă Diang chuyển nhượng cho ông Nguyễn Văn Thoảng (huyện Chư Prông), đã thế chấp vay ngân hàng 1 tỷ đồng; bìa đỏ hộ ông Rmah Thân, Ksor Đôn chuyển nhượng cho bà Hồ Thị Ngọc (thôn 2, xã Ia Hlốp) cũng được thế chấp vay ngân hàng 1 tỷ đồng; bìa đỏ của ông Ksor Huen chuyển nhượng cho ông Vũ Đình Bách (chồng bà Thu), ông này tiếp tục chuyển nhượng cho bà Hà Thị Toan (tổ dân phố 12, thị trấn Chư Sê) và được bà Toan đem thế chấp vay ngân hàng 750 triệu đồng.

Chờ kết quả định giá tài sản

 

3 Công an đang lấy thông tin của người dân liên _quan đến việc vay tiền của bà Nguyễn Thị Thu
Công an đang lấy thông tin của người dân liên quan đến việc vay tiền của bà Nguyễn Thị Thu. Ảnh: M.T

Đại tá Đỗ Ngọc Viên-Trưởng Công an huyện Chư Sê khẳng định: “Chúng tôi đang tiếp tục điều tra, xác định hành vi của bà Nguyễn Thị Thu có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không? Nếu có chiếm đoạt tài sản thì giá trị tài sản đó là bao nhiêu? Chúng tôi đang chờ kết quả từ Hội đồng thẩm định giá để xác định giá trị thiệt hại của các tài sản nói trên, từ đó mới có cơ sở xử lý theo hướng dân sự hay hình sự theo quy định của pháp luật”.

Theo Đại tá Viên, trước mắt, cơ quan điều tra đã ra văn bản thông báo đến các xã, thị trấn, các văn phòng công chứng, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, ngân hàng trên địa bàn… tạm dừng các thủ tục chuyển nhượng liên quan đến các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Hbông nhằm ngăn chặn tình trạng chuyển nhượng theo kiểu lừa đảo như trong thời gian qua. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền để người dân cảnh giác, chỉ giải quyết những trường hợp thực sự có nhu cầu chuyển nhượng. Tuy nhiên, những trường hợp này cũng được xác minh, tìm hiểu kỹ càng để tránh việc người dân tiếp tục bị lừa.

Trong khi đó, Thiếu tá Đỗ Văn Chính cho biết: Qua làm việc, các hộ dân đều yêu cầu được trả lại bìa đỏ đúng với tên của họ. Để làm được việc này, cơ quan điều tra phải chứng minh được các đối tượng dùng thủ đoạn gian dối lừa người dân làm thủ tục công chứng, từ đó mới có cơ sở vô hiệu hóa các hợp đồng chuyển nhượng. “Vụ việc hiện đang rối như mớ bòng bong, các mối liên hệ dích dắc, chồng chéo. Các đối tượng luôn đổ lỗi cho nhau. Hiện tại, chúng tôi đang lần tìm đầu mối để xác định ai là người được hưởng lợi trong vụ việc này. Đồng thời trao đổi với Viện kiểm sát nhân dân huyện để thống nhất quan điểm, định hướng xử lý vì đây cũng là hình thức lừa đảo mới xảy ra trên địa bàn huyện”-Thiếu tá Chính nhận định.

Minh Triều

Đến nay, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện Chư Sê đã thu hồi được 5 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số bị bà Nguyễn Thị Thu (thôn Ia Sa, xã Hbông, huyện Chư Sê) dùng thủ đoạn cho vay tiền để lừa sang nhượng đất. Dấu hiệu lừa đảo chiếm dụng tài sản đã rõ, tuy nhiên, Cơ quan Điều tra còn phải chờ kết quả định giá, xác định giá trị tài sản thiệt hại của các lô đất này mới có cơ sở xử lý vi phạm.

Có thể bạn quan tâm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.