Thời kỳ mới, tầm vóc mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những chuyến thăm cấp cao luôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi tạo ra bước chuyển đặc biệt quan trọng đối với mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Chuyến thăm Trung Quốc hiện tại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lại càng hơn thế bởi sự kiện này diễn ra ngay sau khi Trung Quốc tổ chức thành công Đại hội lần thứ XX Đảng Cộng sản Trung Quốc, bầu ra ban lãnh đạo mới và thông qua định hướng chiến lược, mục tiêu phát triển cho nước này trong thời gian tới.

Trong những năm vừa qua, hai nước đã đi qua chặng đường dài, cùng nhau vượt qua nhiều trắc trở để dần từng bước gây dựng nên khuôn khổ quan hệ hữu nghị và hợp tác ổn định với đủ khả năng kiểm soát, quản trị và xử lý ổn thỏa, kịp thời mọi bất đồng và vấn đề nảy sinh vì lợi ích của hai bên, vì hòa bình và an ninh, hợp tác và phát triển ở khu vực, trên châu lục và thế giới.

Tất cả những thành tựu này thể hiện sinh động ở việc thiết lập mối quan hệ "Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện" năm 2008, ở những nguyên tắc chỉ đạo mối quan hệ song phương là phương châm 16 chữ thúc đẩy quan hệ trong thế kỷ XXI: "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần 4 tốt: "Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt".

Nền tảng ấy, đà phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác song phương vững chắc ấy, cũng như sự tin cậy lẫn nhau sâu rộng và những thành quả đã đạt được trên mọi lĩnh vực là tiền đề cần và đủ để hai nước cùng nhau mở ra thời kỳ mới, vươn tới tầm vóc mới. Nó còn tạo ra động lực để không ngừng thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác song phương trong bối cảnh tình hình mới ở Việt Nam và Trung Quốc, trên châu lục và thế giới.

Hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945-2045) và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949-2049), Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đại hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra những mục tiêu phấn đấu và chiến lược thực hiện những mục tiêu ấy nhằm đem lại sự phát triển thịnh vượng trên mọi phương diện ở từng nước. Việc mở ra thời kỳ quan hệ hữu nghị và hợp tác mới với những nội hàm cụ thể được định tính hóa như trên sẽ đóng góp rất quyết định vào thành công của Việt Nam và Trung Quốc trong việc thực hiện những mục tiêu phát triển đã đề ra.

Cả hai nước đều cần có và có thể cùng nhau đóng góp rất quan trọng, thiết thực vào việc tạo dựng, duy trì môi trường chính trị, an ninh, kinh tế đối ngoại để có được hòa bình, ổn định và phát triển cho châu lục và thế giới. Trong việc này, Việt Nam và Trung Quốc dành cho nhau sự coi trọng đặc biệt như thể hiện trong đường lối đối ngoại của Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam và của Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng như ở chuyến thăm Trung Quốc hiện tại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Chuyến thăm Trung Quốc hiện tại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tạo dấu mốc quan trọng và bước chuyển giai đoạn cho mối quan hệ giữa hai nước.

Đại sứ Trần Đức Mậu (nguyên Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại - Bộ Ngoại giao)
 

(Dẫn nguồn NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...