(GLO)- Lời ru à ơi ngọt ngào của mẹ đã nuôi dưỡng tâm hồn mỗi chúng ta từ thuở còn nằm nôi cho đến lúc trưởng thành. Để rồi, khi mùa Vu Lan báo hiếu đến, chúng ta lại nhớ về mẹ cùng lời ru xưa đầy yêu thương và nguyện khắc ghi trên mỗi bước đi cuộc đời...
(GLO)- Vẫn là những hoài niệm về một tuổi thơ gian khó nơi vùng quê, trong tác phẩm "Cánh đồng tuổi thơ", tác giả Nguyễn Tấn Hỷ thêm một lần nhắc nhớ về hình ảnh tảo tần của người mẹ đã chịu bao vất vả, làm lụng nuôi con khôn lớn từng ngày...
(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
(GLO)- Đối với những người tha hương, cùng với bến nước, lũy tre thì chợ quê cũng là một hình ảnh đầy gợi nhớ. "Chợ Tết quê nhà" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ cũng mang theo hình ảnh phiên chợ dung dị, gần gũi, đượm tình làng nghĩa xóm mặc cho bao biến chuyển của thời gian.
(GLO)- Chiều cuối năm luôn là thời khắc khiến lòng người nôn nao bởi nhiều cảm xúc. Với những người trải qua bao biến đổi, thăng trầm, chiều cuối năm thường mang theo những nhớ thương về mùa Tết xưa tất bật, lo toan. Nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ cũng không ngoại lệ.
(GLO)- Sau “Trăng xưa vọng mãi” và “Lục bát ru mình”, nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ vừa ra mắt tập thơ “Lãng đãng muôn chiều”. Với 125 bài thơ thấm đẫm cảm xúc, “Lãng đãng muôn chiều” như một món quà đầu năm của tác giả gửi tới người yêu thơ.
(GLO)- "Tiếng vọng cồng chiêng" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là cả "một bến nhớ, một trời thương" về bầu không khí rộn ràng hội cồng chiêng. Ở đó, âm thanh cồng chiêng hòa quyện vào nụ cười mê đắm của nàng sơn nữ, hương cà phê nồng nàn, núi rừng xanh ngút ngàn...