Thêm các trường ĐH xét tuyển bổ sung nhiều chỉ tiêu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Nhiều trường ĐH công bố xét tuyển bổ sung theo nhiều phương thức xét tuyển.
Sinh viên Trường ĐH Hùng Vương TP HCM
Sinh viên Trường ĐH Hùng Vương TP HCM

Trường ĐH Hùng VươngTP HCM (DHV) thông báo nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển bổ sung trình độ ĐH hệ chính quy năm 2024 theo 3 phương thức xét tuyển:

- Xét tuyển dựa trên điểm trung bình học tập của học kỳ hoặc cả năm lớp 12 (nhân 3) với tổng điểm đạt từ 18 điểm trở lên.

- Sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, với tổng điểm của ba môn trong tổ hợp xét tuyển từ 15 điểm trở lên dùng để xét tuyển.

- Xét tuyển từ kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP HCM với mức điểm từ 500 trở lên.

Các ngành xét tuyển:

Trước đó, Trường ĐH Hùng Vương TP HCM công bố điểm chuẩn ĐH 2024 với 15 điểm theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, 18 điểm với phương thức xét học bạ.

Trường ĐH Công nghiệp TP HCM (IUH) công bố đợt xét tuyển bổ sung bậc ĐH hệ chính quy năm 2024 cho Phân hiệu Quảng Ngãi. Các ngành xét tuyển bổ sung bao gồm: Quản trị kinh doanh (30 chỉ tiêu), kế toán (25 chỉ tiêu), công nghệ thông tin (20 chỉ tiêu), công nghệ kỹ thuật cơ khí (40 chỉ tiêu), công nghệ kỹ thuật ô tô (50 chỉ tiêu), công nghệ kỹ thuật điện, điện tử (40 chỉ tiêu).

Với đợt tuyển bổ sung, 2 phương thức xét tuyển được áp dụng, gồm: xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 và xét tuyển sử dụng kết quả học bạ lớp 12. Ngưỡng điểm xét tuyển đối với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2024 là 17 điểm cho các ngành. Với phương thức xét điểm học bạ lớp 12 là 19 điểm cho tất cả các ngành. Thời gian nhận hồ sơ đến hết 16 giờ 30 ngày 21-8-2024.

Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP HCM (UEF) thông báo sẽ nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung theo phương thức xét học bạ năm 2024 đến hết ngày 15-9.

Trong đợt xét tuyển này, UEF tiếp tục nhận hồ sơ đăng ký theo hai phương thức: xét điểm học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn và xét điểm học bạ theo tổng điểm 3 học kỳ (HK1, HK2 lớp 11 và HK1 lớp 12) đối với 36 ngành học. Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển là từ 18 trở lên cho tất cả các ngành.

Trường ĐH Kinh tế Luật (UEL) xét tuyển bổ sung chương trình Cử nhân Anh Quốc. Các ngành xét tuyển bổ sung gồm: Kinh doanh quốc tế (40 chỉ tiêu) và Tài chính quốc tế (10 chỉ tiêu).

Về phương thức xét tuyển, hồ sơ của thí sinh đáp ứng những điều kiện sau:

- Điều kiện học thuật: học sinh có bằng tốt nghiệp THPT được Bộ GD-ĐT công nhận;

- Điều kiện ngoại ngữ đầu vào: học sinh đạt ít nhất trình độ tiếng Anh bậc 4 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam hoặc tương đương được Bộ GD-ĐT công nhận.

Năm 2024, Trường ĐH FPT xét tuyển bổ sung cho thí sinh đăng ký vào 6 ngành học: quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông, ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Nhật, ngôn ngữ Hàn, ngôn ngữ Trung. Chỉ tiêu cho đợt xét tuyển lần này là 500 tại Hà Nội, 500 tại TP HCM, 300 tại Đà Nẵng, 300 tại Bình Định, 300 tại Cần Thơ.

Để xét tuyển vào Trường ĐH FPT năm 2024, thí sinh có thể sử dụng một trong các phương thức:

Phương thức 1: xét kết quả xếp hạng học sinh THPT năm 2024 (chứng nhận thực hiện trên trang https://SchoolRank.fpt.edu.vn). Điều kiện trúng tuyển là đạt xếp hạng Top50 theo học bạ THPT năm 2024 (chứng nhận thực hiện trên trang http://SchoolRank.fpt.edu.vn).

Phương thức 2: xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Điều kiện là đạt 21 điểm theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo tổ hợp gồm môn toán học và 2 môn bất kỳ (trong các môn ngữ văn, ngoại ngữ, vật lí, hoá học, sinh học, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân).

Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo một trong các tiêu chí sau: - Thí sinh thuộc diện được xét tuyển thẳng trong quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ của Bộ GD-ĐT năm 2024;

- Có một trong những chỉ sau được tuyển thẳng vào các ngành ngôn ngữ : chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 80 hoặc IELTS (học thuật) từ 6.0 hoặc VSTEP bậc 4 hoặc quy đổi tương đương, chứng chỉ tiếng Nhật JLPT từ N3 trở lên; chứng chỉ tiếng Hàn TOPIK cấp độ 4 trong kỳ thi TOPIK II, chứng chỉ tiếng Trung HSK từ cấp độ 4 trở lên;

- Tốt nghiệp phổ thông với văn bằng do nước ngoài cấp;

- Tốt nghiệp một trong các chương trình sau: Chương trình APTECH HDSE/ADSE (đối với ngành Công nghệ thông tin); Chương trình ARENA ADIM (đối với chuyên ngành Thiết kế Mỹ thuật số); Chương trình BTEC HND; FUNiX Software Engineering; Chương trình Melbourne Polytechnic;

- Tốt nghiệp ĐH;

- Sinh viên từ nước ngoài về từ các trường ĐH thuộc Top 1000 trong 3 bảng xếp hạng gần nhất: QS, ARWU và THE hoặc các trường đạt chứng nhận QS Star 5 sao về chất lượng đào tạo;

- Tốt nghiệp Top40 Chương trình phổ thông CĐ (9+) tại FPT Polytechnic; Tốt nghiệp Top40 CĐ FPT Polytechnic.

Theo H. Lân- Ng. Quỳnh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Công bằng từ phương thức xét tuyển

Công bằng từ phương thức xét tuyển

Kỳ tuyển sinh đại học năm 2024 dần kết thúc khi các trường chuẩn bị công bố điểm chuẩn, dự kiến trễ nhất ngày 19.8. Thí sinh đã trải qua một hành trình dài 'cân não', đôi khi hết sức căng thẳng không phải vì chuyện học tập, thi cử mà để "giải mã" về các… phương thức xét tuyển.
Ưu tiên hàng đầu

Ưu tiên hàng đầu

Theo số liệu chính thức từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học qua cả nước có gần 2 triệu học sinh các cấp (tăng 499.960 em). Tỉ lệ học sinh/lớp ở cấp tiểu học là 32,1, THCS là 37,71 và THPT là 40,27.