Thầy giáo không ngón tay vẫn dành cả đời cầm phấn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Suốt 27 năm công tác tại một ngôi trường nhỏ ở vùng xa xôi của Trung Quốc, thầy giáo khuyết tật cho biết ông sẽ tiếp tục dạy ngay cả khi trường chỉ còn một học sinh.

Sinh ra với phần khiếm khuyết trên cơ thể, ông hen Hai Ping trải qua cuộc sống vô cùng khó khăn. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, ông không thể tìm được việc do ai cũng chê là người không có ngón chân, tay.

 

Thầy Chen đến thăm nhà của một học sinh.
Thầy Chen đến thăm nhà của một học sinh.

Năm 1990, trong bối cảnh thiếu giáo viên trầm trọng ở các vùng nông thôn, Chen có cơ duyên gặp hiệu trưởng của một trường làng ở Liu Jian Shan, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc và trở thành thầy giáo dạy thay.

"Khi đó, tôi 23 tuổi. Công việc này mang lại thu nhập 50 nhân dân tệ một tháng. Tôi vô cùng hài lòng", thầy giáo Chen nói.

Để đáp ứng công việc, người đàn ông 51 tuổi đã vượt qua nhiều trở ngại. Một trong số đó là luyện tiếng Quan Thoại chuẩn hơn để dạy pinyin (bảng chữ cái ngữ âm của Trung Quốc).

Ngoài ra, thầy giáo này cũng không ngừng học hỏi các đồng nghiệp. Hàng ngày, ông phải dậy rất sớm để đến ngôi trường cách nhà 10 km, trau dồi nghiệp vụ và quay trở về trước khi lớp học của mình bắt đầu.

Thách thức lớn nhất của người đàn ông này là viết trên bảng đen. Không có ngón tay, ông phải giữ phấn ở giữa lòng bàn tay để viết.

Nhớ lại khi mới bắt đầu cầm phấn, ông Chen thốt lên: "Đó là một quá trình đau đớn. Lòng bàn tay của tôi phồng rộp và phấn luôn bị rơi xuống sàn".

Lớp học của thầy Chen chỉ có 6 học sinh, 3 trong số đó chưa đến tuổi đến trường. Thực tế, ngôi trường mà ông dạy hiện tại khác rất nhiều so với 20 năm trước.

Tọa lạc trên sườn đồi ở quận Liễu Lâm (tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc), tòa nhà 2 tầng một thời là nơi học tập của hơn 100 người. Hiện tại, trường chỉ có một lớp. Trong đó, ông Chen vừa là giáo viên, vừa nấu ăn, kiêm dọn dẹp.

Theo Tân Hoa Xã, khi người lớn lên thành phố làm việc, họ mang theo con cái. Các trường học ở nông thôn ngày càng ít học sinh. Một báo cáo của chính phủ vào năm 2013 cho biết hơn 60% trẻ ở độ tuổi 6-15 đang sống với bố mẹ là lao động nhập cư.

 

Lớp học của thầy Chen chỉ có 6 học sinh ở nhiều độ tuổi. 1/2 trong đó chưa đến tuổi đến trường.
Lớp học của thầy Chen chỉ có 6 học sinh ở nhiều độ tuổi. 1/2 trong đó chưa đến tuổi đến trường.

Vào đầu những năm 2000, một số trường ở vùng nông thôn phải đóng cửa hoặc sáp nhập. Hầu hết trẻ trong làng được đưa đến các trường ở thị trấn và thành phố. Một số ít bị bỏ lại trong "những ngôi trường ma" giống nơi ông Chen đang dạy, bởi hành trình đến với ngôi trường lớn hơn quá lâu hoặc quá tốn kém.

“Chất lượng giáo dục trong những ngôi trường ma không tốt như những ngôi trường lớn hơn. Tuy nhiên, chúng vẫn rất quan trọng. Nếu không có chúng, một số học sinh có thể đã bỏ học”, thầy Chen thông tin.

Feng Qiang Qiang, 11 tuổi, là học sinh lớn tuổi nhất trong trường. Cha dượng của cậu là công nhân mỏ. Ông không bao giờ ở nhà trong khi mẹ của nam sinh ốm đã nhiều năm.

“Gia đình không thể gửi em đến một ngôi trường tốt hơn”, nam giáo viên nói. Đấy cũng là một phần lý do khiến người thầy này không nỡ rời đi dù các quan chức giáo dục từng chuyển ông đến công tác tại ngôi trường khác.

Ông Chen rất ngạc nhiên khi được chọn làm tấm gương tiêu biểu trong một chiến dịch của Alibaba và vui mừng khi nhận hỗ trợ 5.000 nhân dân tệ. Số tiền này nhiều gấp đôi lương tháng hiện tại của ông.

Tuy nhiên, niềm vui này cũng không thể xóa đi nỗi lo của thầy giáo khi ông có thể là người giám hộ cuối cùng của ngôi trường. Điều kiện khó khăn khiến các giáo viên từ chối đến công tác.

“Tôi sẽ tiếp tục dạy ngay cả khi chỉ còn một học sinh”, ông nhấn mạnh.

Kim Ngân/zing

Có thể bạn quan tâm

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.