Thắp lửa cho làng Gron

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Người Jrai của làng Gron đã làm nên điều kỳ diệu ở vùng biên giới khi không còn hộ đói, hộ khá, giàu tăng. Trong đó có công lao rất lớn của cán bộ, đảng viên Kpui Chel
Đến làng Gron (xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), chúng tôi ngỡ ngàng trước khung cảnh đổi thay nhanh của vùng đất đỏ nơi biên giới. Từ một làng đồng bào dân tộc Jrai lạc hậu, đời sống vật chất vô cùng khó khăn, nay trở nên giàu có.
Làm nên điều kỳ diệu
Từ Quốc lộ 19 rẽ vào làng Gron phải theo đường "nông thôn mới" được bê-tông hóa rộng mở. Hai bên là những vườn cà phê, rừng cao su xanh tốt; nhiều ngôi nhà mới xây cao ráo, to đẹp; những chiếc xe tải vào ra chở đầy hàng, minh chứng cho một vùng nông thôn trù phú, phát triển.
Gặp nhau từ đầu làng, ông Rơ Ma Bum (69 tuổi, già làng Gron) dẫn chúng tôi tham quan một số công trình mới xây dựng theo chương trình "nông thôn mới" và giới thiệu: "Làng Gron có 181 hộ, trên 641 khẩu, tất cả là người Jrai. Trước năm 2000, đời sống người dân ở đây rất khổ. Thương dân làng mình, Kpui Chel (hiện là Đội phó Đội 10 Công ty 75) vừa tích cực phát triển kinh tế hộ gia đình vừa đến từng nhà vận động thanh niên, trai gái trong làng vào làm công nhân, lại hướng dẫn mọi người cách trồng, chăm sóc, thu hoạch lúa nước, cà phê, cao su và nuôi thêm con heo, con bò để phát triển kinh tế. Thấy Kpui Chel nói điều hay, đúng cái bụng của dân làng lại làm được nhiều việc tốt, có ích, thế là bà con nghe theo. Đến nay, dân làng đã trồng được gần 210 ha cao su tiểu điền, 150 ha điều, gần 300 ha mì và hàng ngàn trụ tiêu, riêng "tỉ phú" Chel đã trồng 6 ha cao su, 2 ha điều, 2 ha mì và 400 trụ tiêu".
Theo ông Rơ Ma Bum, người Jrai ở làng Gron đã làm nên điều kỳ diệu ở vùng biên giới Gia Lai: Trong hơn 10 năm trở lại đây đã biến một làng nghèo khó thành một làng giàu có. Kinh tế phát triển, đời sống người dân được cải thiện, hộ đói không còn, hộ khá, giàu tăng. Từ 97 hộ nghèo khó của năm 2000, nay Gron chỉ còn 10 hộ nghèo theo tiêu chí mới. Đây là kết quả của sức mạnh đoàn kết, phát huy nội lực vượt qua khó khăn của bà con, trong đó có ngọn lửa tiếp sức và công lao rất lớn của cán bộ, đảng viên Kpui Chel.
Ông Kpui Chel
Ông Kpui Chel
Được Kpui Chel giúp thoát đói
Chiều mờ tối, Rơ Lan Linh cùng vợ mới từ rẫy trở về nhà. Uống cạn chén trà, anh chậm rãi kể cho chúng tôi nghe chuyện "học làm tỉ phú" của mình.
Năm 2003, vợ chồng Linh cưới nhau đã 5 năm và sinh được 2 con trai. Trẻ, khỏe, tích cực lao động nhưng không có đất sản xuất, không có vốn đầu tư nên kinh tế gia đình gặp khó khăn. "Thương vợ con, mình đã mấy lần bỏ nhà đi đãi vàng tận trong núi cao nhưng được vàng đâu không thấy, chỉ thấy bệnh tật, đói khát. Biết hoàn cảnh gia đình mình, Kpui Chel đến tận nhà vận động vợ chồng cùng đi phát cây làm rẫy, cho mượn tiền đầu tư sản xuất, mua cây giống rồi còn tận tình hướng dẫn cách trồng, chăm sóc, thu hoạch cao su, cà phê, điều, hồ tiêu. Nhờ Chel mà giờ vợ chồng mình đã có 2 ha cao su, 2 ha mì, 1 ha điều và 500 trụ tiêu, mỗi năm thu về trên 150 triệu đồng.
Cũng tâm trạng như anh Linh, ông Kpui Trợ cho chúng tôi biết: "Nhờ cán bộ Chel cầm tay chỉ việc, chưa biết làm thì bày cho cách làm, chưa biết chăm cây thì tận tình hướng dẫn, làm sai thì bày cho cách làm lại nên vườn cây nhà mình xanh tốt, nhiều quả, nhiều hạt, mỗi năm thu về gần 100 triệu đồng".
Trong làng còn có chị Rơ Châm H’Lâm, chồng mất sớm, 2 con nhỏ khổ cực; ông Kpui Khoa bị bệnh, kinh tế khó khăn… và nhiều gia đình khác không được may mắn đều được Kpui Chel giúp đỡ nên thoát đói khổ, kinh tế ổn định.
Kpui Chel (áo trắng) với chiếc ôtô mới mua
Kpui Chel (áo trắng) với chiếc ôtô mới mua
Cán bộ phải đi trước
Gặp chúng tôi, Kpui Chel nói như khoe: "Vợ chồng mình mới xây nhà to và đã mua chiếc ôtô để đi làm cho tiện và đưa con cái đi học, gần 300 triệu đồng đấy. Mặc dù có ôtô nhưng nhà chưa nhiều tiền lắm đâu. Hộ Rơ Lan Linh, Rơ Châm Thin và Rơ Châm Tel… một năm thu về từ 150 triệu đến 200 triệu đồng, nhiều hộ thu cây trái trong vườn, một năm cũng từ 70 triệu đến 100 triệu đồng. Là cán bộ, đảng viên, mình phải gương mẫu, nhiệt tình, trách nhiệm với mọi công việc của thôn, làng; gần gũi, động viên bà con lao động, sản xuất để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, gắn bó với thôn làng".
Trả lời câu hỏi của chúng tôi về phương pháp vận động dân làng làm theo mình để phát triển kinh tế, Kpui Chel bộc bạch rằng trước đây dân làng khó khăn lắm, các tệ nạn, hủ tục lạc hậu nhiều. Có người còn nghe bọn xấu vượt biên trái phép sang Campuchia. "Trước thực trạng đó, mình được cán bộ xã, huyện gặp mặt trao đổi kinh nghiệm, cách làm. Đặc biệt được lãnh đạo Công ty 75 phân công bằng mọi cách tiếp cận, giúp đỡ bà con phát triển kinh tế gia đình để xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống. Thực hiện nhiệm vụ, tôi rất lo. Tôi nghĩ trước hết phải tập trung làm công tác vận động quần chúng cho tốt đã, phải gần gũi, gắn bó và trở thành con em trong các gia đình, bạn thân tình của mọi người. Thế là hằng ngày, không quản nắng mưa, tôi chủ động đến với bà con, tìm hiểu cuộc sống, sâu sát và nắm bắt những vấn đề trong cuộc sống, biết được bà con khó khăn về vốn hay giống, mùa này họ muốn trồng cây gì, nuôi con gì, áp dụng phương thức canh tác nào cho có hiệu quả".
Tâm lý của bà con đồng bào dân tộc thiểu số là nói hay nhưng phải làm được. Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu, đi đầu. Thế là Kpui Chel ngày đêm phát quang cây rừng, mở rộng diện tích trồng thêm cây điều, cao su, hồ tiêu và cả cây mì với phương thức trồng xen canh, lấy ngắn nuôi dài. Vừa làm, anh vừa vận động bà con cùng làm theo. Gia đình nào thiếu cây giống ít thì anh hỗ trợ, nhiều thì cho mượn. Các hộ nghèo khó anh cho vay tiền không tính lãi; các công trình dân sinh trong làng như xây dựng nhà vệ sinh, đường làng… anh xung phong đi đầu và hỗ trợ kinh phí. Việc làm của Kpui Chel đã giúp cho nhiều hộ nghèo, hộ khó khăn cải thiện đời sống, giảm bớt gánh nặng vật chất, giúp họ từng bước vươn lên, ổn định cuộc sống và thoát nghèo bền vững. Từ đó, quần chúng cùng làm theo. 
Noi theo tấm gương Bác Hồ

"Đảng viên đi trước, làng nước theo sau", đoàn kết, quan tâm, chia sẻ với dân làng, đặc biệt là nhờ "ngọn lửa" nhen lên và tính tiên phong, gương mẫu của đảng viên Kpui Chel mà nhiều gia đình ở làng Gron đã vươn lên thoát nghèo, có cuộc sống ổn định. Chel luôn tâm niệm và noi theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ để học tập, rèn mình: Cán bộ, đảng viên phải đi trước, thấy cái lợi thì phải giúp dân, cái hại thì tránh, tận tâm, tận lực làm hết trách nhiệm của mình với mọi công việc. Cuộc sống trung thực, giản dị, hướng về người dân của Kpui Chel được dân làng cảm phục và tin yêu

Lê Quang Hồi (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.