Thanh niên Gia Lai khởi nghiệp từ đam mê

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Những năm trở lại đây, Đông Trùng Hạ Thảo được nhắc đến như một loại thảo dược quý có tác dụng cải thiện sức đề kháng, phòng-chống nhiều loại bệnh tật và phục vụ cho nhu cầu làm đẹp của con người. Việt Nam cũng là một trong những nước nuôi trồng thành công loại nấm này, nhưng ý tưởng đưa việc sản xuất Đông Trùng Hạ Thảo vào hình thức hộ gia đình thì không dễ dàng, nhất là trong bối cảnh kinh tế-xã hội của một số tỉnh thành Tây Nguyên như Gia Lai hiện nay. Vậy mà chàng thanh niên chúng tôi nhắc đến sau đây đã làm được điều đó trên hành trình khởi nghiệp của mình, bằng chính niềm đam mê.

Khơi nguồn cảm hứng

Anh là Trần Đăng Khoa (SN 1988), kỹ sư Công nghệ chuyên ngành Điện tự động và hiện công tác tại Công ty Thủy điện Ia Ly, Chư Pah, Gia Lai. Sớm tạo được tiếng vang trong cộng đồng những người yêu thích và quan tâm tới lĩnh vực tự động hóa khi giành giải thưởng cao nhất trong Cuộc thi Ứng dụng PLC do Siemens (nhà cung cấp dẫn đầu thế giới về Tự động hóa trong công nghệ) tổ chức tại TP. HCM năm 2012, nhưng anh đã quyết định trở về quê hương Pleiku sinh sống và làm việc vào cuối năm 2013. Đó cũng chính là thời điểm mà lần đầu tiên anh được nghe về Đông Trùng Hạ Thảo. Sau đó một năm, khi tình cờ hỗ trợ xử lý nhiệt và độ ẩm cho một cơ sở sản xuất Đông Trùng Hạ Thảo ở Bình Thuận thì Trần Đăng Khoa mới có cơ hội được tiếp xúc với loại nấm quý này và trỗi dậy một niềm hứng khởi mới.

Ảnh: Lữ Hồng
Ảnh: Lữ Hồng



Khởi nghiệp gian nan, quyết không nản lòng

Khi kiến thức về Đông Trùng Hạ Thảo chỉ là “con số 0”, chàng thanh niên này đã mạnh dạn bắt đầu một hành trình đầy mới mẻ với muôn hình vạn trạng những khó khăn. Bước đầu, anh mày mò nghiên cứu và tự học trong một thời gian dài, sau đó bắt tay vào thử nghiệm. Đã có rất nhiều lần thử nghiệm thất bại và quá trình sản xuất gặp rủi ro do nuôi cấy tự nhiên; trong khi hệ thống máy móc, thiết bị vẫn chưa được hoàn thiện ở những ngày đầu do rào cản về kinh tế. Bên cạnh đó, hành trình khởi nghiệp của Trần Đăng Khoa còn phải đối đầu với hiện tượng thoái hóa giống. Trở ngại chồng chất lên nhau nhưng bằng nhiệt huyết của tuổi trẻ và niềm đam mê chưa bao giờ vơi cạn, anh quyết không nản lòng.

Không chỉ tự học để nâng cao kiến thức về nấm, đầu tư hệ thống máy móc hiện đại, anh Khoa còn nghiên cứu chế tạo, cải tiến nhiều trang-thiết bị nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất. Đặc biệt, anh luôn tìm tòi, ứng dụng và điều chỉnh quy trình nuôi cấy Đông Trùng Hạ Thảo sao cho phù hợp với điều kiện của hộ gia đình.

“Quả ngọt” từ đam mê

Ảnh: Lữ Hồng
Ảnh: Lữ Hồng



Những nỗ lực trên hành trình khởi nghiệp đầy sáng tạo và đam mê đã giúp Trần Đăng Khoa bước đầu khắc phục được những khó khăn, có thêm nhiều khởi sắc trong quá trình sản xuất loại nấm vốn được cho là “thần dược” này. Nhất là trong thời gian gần đây, vì tuân thủ nghiêm ngặt quy trình nuôi trồng Đông Trùng Hạ Thảo nên các sản phẩm thu được có chất lượng khá đồng đều. Thu nhập thêm từ việc kinh doanh nấm đạt từ 150 triệu đồng đến 200 triệu đồng/năm, đây là một nguồn thu đáng kể đối với một thanh niên mới lập nghiệp trên đất cao nguyên. Được hỏi về cảm nghĩ ở hiện tại, khi những sản phẩm đầu tay đã được bán ra thị trường, anh chia sẻ: “Tôi chưa dám tự hào về bất cứ điều gì, tất cả chỉ mới bắt đầu thôi. Tôi chỉ mong trong thời gian tới, việc ứng dụng công nghệ trong quá trình nuôi cấy sẽ giúp giảm thiểu chi phí sản xuất, từ đó giảm giá thành, tạo điều kiện cho sản phẩm có thể đến được với nhiều đối tượng khách hàng, đặc biệt là những người dân có thu nhập ở mức trung bình. Và tâm nguyện lớn nhất của tôi là trong tương lai gần có thể hỗ trợ miễn phí cho các bệnh nhân khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo trong thành phố”.

Tìm đến Trần Đăng Khoa là tìm đến một chàng thanh niên dám sống với đam mê của mình. Công việc anh đang làm giúp cho chúng ta có thêm niềm hy vọng về hành trình cải thiện sức khỏe cộng đồng. Và nếu như tâm nguyện lớn nhất của anh trở thành hiện thực trong thời gian tới thì đó sẽ là một món quà đầy ý nghĩa cho cuộc sống hôm nay.

Lữ Hồng

Có thể bạn quan tâm

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Từ những chiếc bánh ép Huế bình dân, Ngô Văn Quốc (22 tuổi, quê P.Thuận An, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) đã cho ra đời sản phẩm đóng gói đẹp mắt, mang thương hiệu của Huế, bày bán tại các trung tâm thương mại, cửa hàng sân bay... khắp cả nước.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

(GLO)- Chiều 10-10, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) thi thuyết trình chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Đại úy Y Yến (36 tuổi, dân tộc Xơ Đăng)-Trưởng Công an xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Kon Tum, đã được Bộ Công an trao tặng danh hiệu “Phụ nữ Công an tiêu biểu”, “Nữ Công an cơ sở xuất sắc” năm 2023.

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

(GLO)- Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, kết nối tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, hướng dẫn cách livestream bán hàng… là chuỗi hoạt động do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển thuộc Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức cuối tuần qua tại TP. Pleiku.

Bế mạc Techfest Đắk Lắk 2024

Bế mạc Techfest Đắk Lắk 2024

Tối 24/9, UBND tỉnh tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024 (Techfest Đắk Lắk 2024) với chủ đề “Khát vọng xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc”.
Cô gái thu tiền triệu nhờ làm bánh kem độc đáo

Cô gái thu tiền triệu nhờ làm bánh kem độc đáo

“Nhiều người hỏi nay làm gì, mình nói ở nhà bán bánh kem online. Ngay lập tức, nhiều người quen và bạn bè ngạc nhiên: “Học cho đã rồi đi bán bánh”. Họ đâu biết rằng nghề bánh cho mình thu nhập gấp 10 lần thời còn làm ở góc văn phòng”, chị Hoài Thương nói.