Tết này ở Lý Sơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cùng với đất liền, Tết ở đảo Lý Sơn thật ý nghĩa khi những người con làm ăn xa đã trở về đảo thăm gia đình, nhiều khách phương xa cũng ra đón Tết ở đảo.
Đã 3 đời sống trên huyện đảo Lý Sơn nhưng Nguyễn Công Danh lại lập nghiệp ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai). Song năm nào cũng vậy, anh đều đưa gia đình về quê mình đón Tết. Vài năm trở lại đây, ở đảo Tết nào cũng đông vui, nhộn nhịp như ở đất liền. Bây giờ ra đảo không đến 45 phút đi tàu. Nhiều người cũng đưa gia đình ra đảo đón Tết để được đắm mình trong không gian thiên nhiên thật yên bình: thăm cột cờ Tổ quốc, đến chùa Hang Câu, thăm núi Thới Lơi, đến cổng Tò Vò hay đắm mình trong làn nước xanh mát…
Một góc chùa Hang Câu. Ảnh: Lê Văn Nhung
Một góc chùa Hang Câu. Ảnh: Lê Văn Nhung
Ngày Tết bà con trên đảo cũng chọn cho gia đình mình chậu cúc, chậu mai, cành đào từ đất liền đưa ra. Trên bàn gia tiên cũng có đầy đủ hoa quả, bánh tét, bánh chưng, nhiều gia đình còn treo cả câu đối đỏ. Đến thăm đảo bé (xã An Bình), phần lớn người trên đảo gần như là bà con nhiều đời nên đều gắn bó sẻ chia với nhau trong cuộc sống. “Những ai đi làm ăn xa thì dăm ba ngày Tết cũng cố gắng trở về họp mặt gia đình đông đủ, con cháu sum vầy”-anh Nguyễn Công Danh cho biết. Và cũng theo anh Danh, ngoài đảo lớn (gồm xã An Vĩnh và xã An Hải) đã có điện quốc gia, ở đảo Bé, từ 3 năm trở lại đây, giờ cũng đã có điện 24/24 nên đời sống 60 hộ dân trên đảo đã có nhiều thay đổi.
Đến thăm nhà anh Trần Công Nhân ở đảo bé. Ảnh: Lê Văn Nhung
Đến thăm nhà anh Trần Công Nhân ở đảo bé. Ảnh: Lê Văn Nhung
Mùng 3 Tết, chúng tôi xuất bến ra huyện đảo Lý Sơn, tài công Trương Đình Toàn của Doanh nghiệp tư nhân Dịch vụ Vận tải Hồng Danh cho biết: “Ở đây mùng 1 Tết vẫn có tàu chạy ra đảo. Như hôm nay (mùng 3 Tết-P.V) là có 4 chuyến đi (về) đúng giờ nên hành khách rất an tâm. Ngoài những người ra-vào thăm bà con hay về nhà trên đảo thì nhiều năm trở lại đây rất đông khách du xuân ra đảo tìm về với thiên nhiên hoang sơ, được đắm mình trong dòng nước mát của biển. Ở đảo, sau một ngày khám phá bạn cũng có thể nghỉ lại khách sạn hoặc có thể phược theo hình thức homestay”.
Du khách làm thủ tục xuống tàu ra đảo Lý Sơn. Ảnh: Lê Văn Nhung
Du khách làm thủ tục xuống tàu ra đảo Lý Sơn. Ảnh: Lê Văn Nhung
Vào mùa xuân đến đảo Lý Sơn du khách còn được hòa chung với không khí lễ hội. Trong những ngày Tết đặt chân đến đảo, chúng tôi thấy ở sân đình, ngoài ngõ xóm đến các lăng tẩm, đền, điện... được treo cờ hội bay phất phới, rạo rực trước gió xuân, đâu đây lời ca rộn ràng thăng hoa chúc tụng, xen lẫn điệu hò, điệu hát làm xao xuyến, ngất ngây người đi trẩy hội, đi du lịch khám khá. Theo anh Trần Công Nhân (thôn Tây, xã An Bình) cho biết, ở đây còn có hội làng, hội xóm, hội lân hoặc lễ hội ở Vạn Chài. “Trên đảo, phong tục cúng bái ông bà trong ba ngày Tết ở mỗi gia đình được xem là nghi lễ không thể bỏ qua từ ngàn đời nay. Ngoài ra, còn có lễ hội mang tính cộng đồng làng xã, lễ hội mang tính chất phạm vi tộc họ, tiền hiền, hậu hiền. Không những thế, ngày Tết nhiều lứa cựu học trò lập nghiệp phương xa cũng tề tựu về họp nhóm, họp lớp thật đông vui, sau đó lại chia tay với những lời chúc cho mỗi người thêm một tuổi mới, một năm mới gặp nhiều may mắn trên mỗi công việc”. Anh Trần Công Nhân cũng không quên nhắc tôi một câu: “Bạn nên nán lại đến mùng 4 Tết để xem lễ hội đua ghe thì biết” và anh đọc luôn 2 câu lục bát mà tôi không biết từ đâu: “Mùng bốn có hội đua ghe/Đến khi mùng bảy chia phe dồi bồng”…
Tết này là lần đầu tôi được du xuân trên huyện đảo Lý Sơn, được ngắm những rạn san hô dưới lòng nước xanh biếc, được vui xuân cùng bà con trên đảo và mới thấy tự hào về biển đảo quê hương mình biết mấy. Nếu có một lần, tôi sẽ trở lại thăm đảo Lý Sơn.
Lê Văn Nhung

Có thể bạn quan tâm

Câu cá đêm ở Trường Sa

Câu cá đêm ở Trường Sa

(GLO)- Trong chuyến hải trình dài ngày ra thăm, chúc Tết quân và dân các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, câu cá đêm ở Trường Sa là một trong những thú vui giúp các thành viên đoàn công tác vơi đi nỗi nhớ nhà, sự mệt mỏi sau những ngày đánh vật với sóng gió mùa biển động và cũng là để cải thiện bữa ăn cho các thành viên trên tàu…
Thăm, chúc Tết quân dân đảo Phan Vinh

Thăm, chúc Tết quân dân đảo Phan Vinh

(GLO)- Nằm trong chuyến công tác thực hiện nhiệm vụ thay thu quân, thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, ngày 18-1, đoàn công tác số 2 đi trên tàu Bệnh Viện 561 đã đến thăm và làm việc tại đảo Phan Vinh.
Âu tàu đảo Sinh Tồn: Điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển

Âu tàu đảo Sinh Tồn: Điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển

(GLO)- Âu tàu đảo Sinh Tồn (xã đảo Sinh Tồn, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) là địa chỉ tin cậy của ngư dân vào tránh trú an toàn khi gặp thời tiết mưa bão hay bị sự cố trên biển. Đây thật sự là điểm tựa vững chắc cho ngư dân khi vươn khơi bám biển và cũng để khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Gieo chữ nơi đầu sóng, ngọn gió

Gieo chữ nơi đầu sóng, ngọn gió

(GLO)- Dù còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng hai thầy giáo trẻ đang công tác ở đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa không giấu được niềm hạnh phúc và tự hào khi được gieo chữ, chăm sóc cho các em học sinh nơi đầu sóng, ngọn gió, vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc
Ấn tượng với các vườn rau trên các đảo chìm

Ấn tượng với các vườn rau trên các đảo chìm

(GLO)- Những ngày đi qua các đảo chìm thuộc quần đảo Trường Sa, điều chúng tôi ấn tượng nhất chính là các vườn rau xanh. Các loại như rau cải, mồng tơi, rau muống, mướp… luôn tốt tươi dù điều kiện thời tiết, khí hậu trên các đảo này quanh năm rất khắc nghiệt.
Nhịp sống mới trên đảo tiền tiêu Lý Sơn

Nhịp sống mới trên đảo tiền tiêu Lý Sơn

Tháng 9/2013, tôi may mắn được theo Đoàn công tác của Bộ Tư pháp đến với huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), nơi vẫn còn nghèo và nhiều khó khăn. 5 năm sau chuyến đi về với miền đất 'tiền tiêu' của Tổ quốc, tôi mới có dịp trở lại. Lý Sơn bây giờ đón tôi thật khác, có điện thắp sáng, có trường học xây mới khang trang, có nhịp sống hối hả… mang hơi thở từng ngày đổi thay.
Tết ở Trường Sa

Tết ở Trường Sa

Trong những ngày giáp Tết Mậu Tuất 2018, tháp tùng đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải Quân, P.V Báo Gia Lai đã được cùng cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) đón Xuân mới trên vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.

Trao Huy hiệu "Chiến sỹ Trường Sa" cho 103 phóng viên, nhà báo

Ngày 23-1, tại TP. Cam Ranh, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã trao Huy hiệu “Chiến sĩ Trường Sa“ cho 117 cá nhân là các phóng viên, nhà báo; thành viên Câu lạc bộ vì biển đảo quê hương đã hoàn thành chuyến thăm, tặng quà và chúc Tết tại các điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khành Hòa).
Trở lại Lý Sơn

Trở lại Lý Sơn

(GLO)- Đảo tiền tiêu Lý Sơn-“vương quốc tỏi“, quê hương của đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải đã có những đổi thay khiến tôi ngỡ ngàng trong ngày trở lại.
"Bắt mạch trời" giữa trùng khơi

"Bắt mạch trời" giữa trùng khơi

(GLO)- Giữa trùng khơi, cán bộ và chiến sĩ Trạm Khí tượng Hải văn Trường Sa vẫn lặng lẽ cống hiến để có những cảnh báo về thời tiết nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân đất liền.
Đội đặc nhiệm đảo An Bang

Đội đặc nhiệm đảo An Bang

(GLO)- Ở đảo An Bang có một đội đặc nhiệm rất độc đáo. Đội có nhiệm vụ “chuyên trị“ hỗ trợ đưa xuồng vào đảo để cán bộ, nhân dân đến thăm và làm việc với cán bộ, chiến sĩ công tác trên đảo. “Lý do có đội đặc nhiệm này trước tiên là vì vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng của đảo An Bang“-Đại tá, Phó Chính ủy Lữ đoàn 146 Hải quân Vùng 4 Phan Ngọc Quang, tiết lộ. Theo Phó Chính ủy, An Bang có vị trí chiến lược tạo lá chắn vòng ngoài ngăn chặn hoạt động chống phá, tiến công của kẻ thù từ hướng biển, khống chế các loại máy bay quân sự, tàu thuyền nước ngoài xâm phạm chủ quyền, lãnh hải quốc gia.
Thăm, chúc Tết các đảo tiền tiêu

Thăm, chúc Tết các đảo tiền tiêu

(GLO)- Sáng 18-1, tại cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải Quân tổ chức khởi hành đoàn công tác thăm, chúc và tặng quà Tết cán bộ, chiến sỹ và nhân dân đang công tác, sinh sống tại hai huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), Lý Sơn (Quảng Ngãi). Tham dự buổi lễ có lãnh đạo UBND tỉnh Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân và đông đảo nhân dân tỉnh Đà Nẵng.
Lễ chào cờ ở Trường Sa

Lễ chào cờ ở Trường Sa

(GLO)- Chào cờ vào thứ hai đầu tuần không phải là điều xa lạ với các học sinh, cán bộ, công chức, viên chức. Tuy vậy, đôi lần tham dự và chứng kiến lễ chào cờ trên đảo Trường Sa, chúng tôi lại cảm nhận bao điều mới mẻ, đem lại không ít bài học cả về sự nghiêm túc cần thiết của mỗi người khi tham dự và lớn lao hơn là ý thức trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc, nhân dân một cách rất tự nhiên, chân thành.