Gieo chữ nơi đầu sóng, ngọn gió

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-  Dù còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng hai thầy giáo trẻ đang công tác ở đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa không giấu được niềm hạnh phúc và tự hào khi được làm công việc gieo chữ, chăm sóc cho các em học sinh nơi đầu sóng, ngọn gió, vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc
Việc giảng dạy, sinh hoạt của các giáo viên tại các vùng miền xa xôi, biên giới, hải đảo gặp vô vàn khó khăn, vất vả nhưng, hai thầy giáo trẻ ở tỉnh Khánh Hòa vẫn tình nguyện viết đơn xin ra công tác tại đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa-nơi địa đầu của Tổ quốc để gieo con chữ cho con em của người dân sinh sống ở đảo. Đó là thầy giáo Nguyễn Công Qua và thầy Phạm Xuân Dịu đang giảng dạy cho các em học sinh tại Trường Tiểu học xã Sinh Tồn. Điều đặc biệt là trường Tiểu học xã Sinh Tồn chỉ có 2 giáo viên giảng dạy kiêm nhiệm từ bậc mẫu giáo đến cấp tiểu học với tổng số 8 học sinh; trong đó, lớp 2 có 1 học hinh, lớp 1 có 2 học sinh và 5 học sinh bậc mầm non. Đều là những người chưa lập gia đình và là giáo viên nam nên lúc đầu lên đảo Sinh Tồn, các thầy gặp nhiều khó khăn khi chăm sóc trẻ em mầm non khi các em “trở chứng” hay việc đi vệ sinh cá nhân. Tuy nhiên, với tình yêu trẻ, các thầy đã vượt qua tất cả cùng phối hợp với phụ huynh để giảng dạy và chăm sóc tốt cho trẻ em nơi vùng biển địa đầu của Tổ quốc.
Thầy Qua cần mẫn dạy dỗ các em học sinh nơi đầu sóng ngọn gió. Ảnh: Quang Tấn
Thầy Qua cần mẫn dạy dỗ các em học sinh nơi đầu sóng ngọn gió. Ảnh: Quang Tấn
Theo chia sẻ của thầy giáo Nguyễn Công Qua (SN 1994, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa), từ thời còn ngồi trên ghế nhà trường, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tôi cảm nhận được những khó khăn, vất vả đối với các em học sinh ở Trường Sa. Từ đó, tôi luôn nung nấu ý định sau khi ra trường sẽ tự nguyện xin ra đây công tác. Sau 3 năm giảng dạy ở đất liền, tôi tự nguyện viết đơn ra Trường Sa công tác gửi Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa và may mắn được chọn. “Ở ngoài này khá xa đất liền nên điều kiện học tập của học sinh không tốt so với đất liền, bạn bè của các em ít, sự va chạm không được nhiều nên sự ganh đua trong học tập cũng như học hỏi lẫn nhau hầu như không có. Ở đất liền có nhiều giáo viên dạy từng môn học, ở đây chúng tôi phải đảm nhận dạy tất cả các môn từ môn năng khiếu đến các môn học khác và kể cả mẫu giáo. Đặc biệt, các học sinh mẫu giáo, tôi là nam nên việc dạy giỗ các c háu càng gặp nhiều khó khăn, phải lo cho các cháu từ những việc nhỏ nhất như đi vệ sinh hay phải tự tay làm những đồ chơi cho các cháu chơi...”.
Điều kiện học tập của các em học sinh nơi đây còn nhiều khó khăn. Ảnh: Quang Tấn
Điều kiện học tập của các em học sinh nơi đây còn nhiều khó khăn. Ảnh: Quang Tấn
Cũng như thầy Qua, thầy Phạm Xuân Dịu cũng tự nguyện làm đơn xin ra đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa để gieo chữ cho các em học sinh nơi đây. Đây cũng là lần đầu tiên thầy đặt chân lên mảnh đất thiêng liêng đầy sóng gió của Tổ quốc. Không chỉ giảng dạy học sinh cấp tiểu học, thầy Dịu cũng phải kiêm nhiệm chăm sóc học sinh cấp mầm non. Dù rất nhớ nhà, nhớ gia đình, bạn bè ở đất liền nhưng quá trình giảng dạy, tiếp xúc vui chơi với các em học sinh, thầy Dịu cảm thấy tuổi trẻ của mình càng thêm gắn liền với ngôi trường và học sinh trường Tiểu học xã Sinh Tồn. “Giáo viên ở đây chủ yếu tiếp cận thông tin, nâng cao kiến thức qua sách báo là chính chứ không có điều kiện giao lưu chuyên môn nghiệp vụ với đồng nghiệp hay nâng cao kiến thức qua phương tiện thông tin khác. Hơn nữa, cơ sở vật chất và các vật dụng phục vụ cho công tác giáo dục trẻ vẫn còn thiếu thốn nên các em học sinh vẫn bị hạn chế khi tiếp cận với các kiến thức mới, sinh động thực tế so với các em học sinh ở đất liền”-thầy Dịu cho biết.
Ảnh: Quang Tấn
Ảnh: Quang Tấn
Học sinh ở trường ngày luôn được các cấp, ngành quan tâm hỗ trợ về trang thiết bị, cơ sở vật chất và đồ dùng học tập. Ảnh: Quang Tấn
Học sinh ở trường ngày luôn được các cấp, ngành quan tâm hỗ trợ về trang thiết bị, cơ sở vật chất và đồ dùng học tập. Ảnh: Quang Tấn
Tình nguyện ra Trường Sa giảng dạy, mỗi năm chỉ được nghỉ phép 1 tháng vào thời điểm học sinh nghỉ hè hoặc dịp Tết nên hai thầy giáo trẻ thay phiên nhau nghỉ để về thăm gia đình và người thân. Bởi vì trường học chỉ có 2 thầy giáo, một người nghỉ phép thì người kia phải ở lại trông nom trường học. Vượt qua tất cả sự khó khăn, với tình yêu học trò, các thầy luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không ngừng nâng cao trình độ, kỹ năng sư phạm để truyền đạt kiến thức tốt hơn tới học sinh và cảm thấy ngày càng gắn bó với mảnh đất, con người nơi đầu sóng ngọn gió này. 
Quang Tấn

Có thể bạn quan tâm

Không khí đón Tết ở Trường Sa

Không khí đón Tết ở Trường Sa

(GLO)- Khi mọi người, mọi nhà đang hân hoan chờ đón thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, ở nơi đảo xa-biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, không khí Xuân trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa cũng rộn ràng...
Câu cá đêm ở Trường Sa

Câu cá đêm ở Trường Sa

(GLO)- Trong chuyến hải trình dài ngày ra thăm, chúc Tết quân và dân các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, câu cá đêm ở Trường Sa là một trong những thú vui giúp các thành viên đoàn công tác vơi đi nỗi nhớ nhà, sự mệt mỏi sau những ngày đánh vật với sóng gió mùa biển động và cũng là để cải thiện bữa ăn cho các thành viên trên tàu…
Thăm, chúc Tết quân dân đảo Phan Vinh

Thăm, chúc Tết quân dân đảo Phan Vinh

(GLO)- Nằm trong chuyến công tác thực hiện nhiệm vụ thay thu quân, thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, ngày 18-1, đoàn công tác số 2 đi trên tàu Bệnh Viện 561 đã đến thăm và làm việc tại đảo Phan Vinh.
Âu tàu đảo Sinh Tồn: Điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển

Âu tàu đảo Sinh Tồn: Điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển

(GLO)- Âu tàu đảo Sinh Tồn (xã đảo Sinh Tồn, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) là địa chỉ tin cậy của ngư dân vào tránh trú an toàn khi gặp thời tiết mưa bão hay bị sự cố trên biển. Đây thật sự là điểm tựa vững chắc cho ngư dân khi vươn khơi bám biển và cũng để khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Ấn tượng với các vườn rau trên các đảo chìm

Ấn tượng với các vườn rau trên các đảo chìm

(GLO)- Những ngày đi qua các đảo chìm thuộc quần đảo Trường Sa, điều chúng tôi ấn tượng nhất chính là các vườn rau xanh. Các loại như rau cải, mồng tơi, rau muống, mướp… luôn tốt tươi dù điều kiện thời tiết, khí hậu trên các đảo này quanh năm rất khắc nghiệt.
Nhịp sống mới trên đảo tiền tiêu Lý Sơn

Nhịp sống mới trên đảo tiền tiêu Lý Sơn

Tháng 9/2013, tôi may mắn được theo Đoàn công tác của Bộ Tư pháp đến với huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), nơi vẫn còn nghèo và nhiều khó khăn. 5 năm sau chuyến đi về với miền đất 'tiền tiêu' của Tổ quốc, tôi mới có dịp trở lại. Lý Sơn bây giờ đón tôi thật khác, có điện thắp sáng, có trường học xây mới khang trang, có nhịp sống hối hả… mang hơi thở từng ngày đổi thay.
Tết ở Trường Sa

Tết ở Trường Sa

Trong những ngày giáp Tết Mậu Tuất 2018, tháp tùng đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải Quân, P.V Báo Gia Lai đã được cùng cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) đón Xuân mới trên vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.
Trao Huy hiệu "Chiến sỹ Trường Sa" cho 103 phóng viên, nhà báo

Trao Huy hiệu "Chiến sỹ Trường Sa" cho 103 phóng viên, nhà báo

Ngày 23-1, tại TP. Cam Ranh, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã trao Huy hiệu “Chiến sĩ Trường Sa“ cho 117 cá nhân là các phóng viên, nhà báo; thành viên Câu lạc bộ vì biển đảo quê hương đã hoàn thành chuyến thăm, tặng quà và chúc Tết tại các điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khành Hòa).
Trở lại Lý Sơn

Trở lại Lý Sơn

(GLO)- Đảo tiền tiêu Lý Sơn-“vương quốc tỏi“, quê hương của đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải đã có những đổi thay khiến tôi ngỡ ngàng trong ngày trở lại.
"Bắt mạch trời" giữa trùng khơi

"Bắt mạch trời" giữa trùng khơi

(GLO)- Giữa trùng khơi, cán bộ và chiến sĩ Trạm Khí tượng Hải văn Trường Sa vẫn lặng lẽ cống hiến để có những cảnh báo về thời tiết nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân đất liền.
Đội đặc nhiệm đảo An Bang

Đội đặc nhiệm đảo An Bang

(GLO)- Ở đảo An Bang có một đội đặc nhiệm rất độc đáo. Đội có nhiệm vụ “chuyên trị“ hỗ trợ đưa xuồng vào đảo để cán bộ, nhân dân đến thăm và làm việc với cán bộ, chiến sĩ công tác trên đảo. “Lý do có đội đặc nhiệm này trước tiên là vì vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng của đảo An Bang“-Đại tá, Phó Chính ủy Lữ đoàn 146 Hải quân Vùng 4 Phan Ngọc Quang, tiết lộ. Theo Phó Chính ủy, An Bang có vị trí chiến lược tạo lá chắn vòng ngoài ngăn chặn hoạt động chống phá, tiến công của kẻ thù từ hướng biển, khống chế các loại máy bay quân sự, tàu thuyền nước ngoài xâm phạm chủ quyền, lãnh hải quốc gia.
Thăm, chúc Tết các đảo tiền tiêu

Thăm, chúc Tết các đảo tiền tiêu

(GLO)- Sáng 18-1, tại cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải Quân tổ chức khởi hành đoàn công tác thăm, chúc và tặng quà Tết cán bộ, chiến sỹ và nhân dân đang công tác, sinh sống tại hai huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), Lý Sơn (Quảng Ngãi). Tham dự buổi lễ có lãnh đạo UBND tỉnh Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân và đông đảo nhân dân tỉnh Đà Nẵng.
Lễ chào cờ ở Trường Sa

Lễ chào cờ ở Trường Sa

(GLO)- Chào cờ vào thứ hai đầu tuần không phải là điều xa lạ với các học sinh, cán bộ, công chức, viên chức. Tuy vậy, đôi lần tham dự và chứng kiến lễ chào cờ trên đảo Trường Sa, chúng tôi lại cảm nhận bao điều mới mẻ, đem lại không ít bài học cả về sự nghiêm túc cần thiết của mỗi người khi tham dự và lớn lao hơn là ý thức trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc, nhân dân một cách rất tự nhiên, chân thành.