Đảo xanh Nam Yết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nam Yết là đảo nổi thứ 2 tôi được đặt chân đến sau bao ngày lênh đênh trên biển trong chuyến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trường Sa nhân dịp năm mới 2019. Dù đã được Thượng tá Vũ Duy Khánh-Phó Chủ nhiệm Chính trị Lữ đoàn 146 (Vùng 4 Hải quân) giới thiệu trước về hòn đảo hình bầu dục này, nhưng khi đến đảo, tôi vẫn không khỏi ngạc nhiên và xúc động về những nỗ lực tuyệt vời của người lính Hải quân.
Giữa sóng gió đại dương, đảo Nam Yết như một thành phố nhỏ trên biển với những công trình quốc phòng và dân sinh được xây dựng vững chắc, đẹp mắt như hệ thống tường chắn sóng, bến cập xuồng, trung tâm văn hóa, nhà ở, chùa Nam Huyên, ngọn hải đăng, hội trường, Tượng đài Anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn. Bên cạnh đó là những rặng cây xanh tỏa bóng, những vườn tăng gia mướt mắt bởi những ô khuôn rau xanh mơn mởn, với những rặng dừa xanh rì rào nhịp gió… Giữa nắng gió rát bỏng của biển khơi, được ngồi thảnh thơi dưới những tán xanh râm mát mới thấy hết giá trị của tinh thần trách nhiệm, lòng yêu biển đảo, ý chí tự lực, tự cường khắc phục khó khăn của cán bộ, chiến sĩ đảo Nam Yết.
 Cán bộ, chiến sĩ trồng rau trên đảo. Ảnh: T.H
Cán bộ, chiến sĩ trồng rau trên đảo. Ảnh: T.H
Tại đảo Nam Yết, nguồn nước ngọt và thổ nhưỡng, khí hậu không thuận lợi như ở đảo Trường Sa và đảo Song Tử Tây. Nhiều năm qua, cán bộ, chiến sĩ luôn đoàn kết, khắc phục khó khăn, từng bước cải thiện môi trường sống. Vì thế, đảo đã tự túc được nhu cầu rau xanh và một phần thực phẩm. Năm 2018, những người lính trên đảo Nam Yết đã thu được 13.300 kg rau xanh; 2.810 kg cá các loại; 3.120 kg thịt gia súc, gia cầm; tổng giá trị khoảng hơn 417 triệu đồng. Hiện nay, Nam Yết được đánh giá là đảo đẹp nhất về cảnh quan môi trường của quần đảo Trường Sa. Trên nền cát nóng bỏng, trơ cằn sỏi đá san hô ngày nào, giờ đã được phủ xanh bởi những rặng dừa, bàng vuông, phong ba, tra, nhàu, mù u… Cây cùng người thi gan với gió bão, nắng mưa bám trụ kiên cường giữ biển đảo quê hương. Tôi rất thích những “vườn hoa thanh niên”, “vườn cây thanh niên”, “hàng cây thanh niên”, “con đường thanh niên” trong khuôn viên đảo. Trò chuyện cùng tôi, Binh nhất Trần Hải Dương tâm sự: “Em và các bạn rất tích cực chăm sóc cây xanh trên đảo bởi đó không chỉ là nhiệm vụ mà còn là một hoạt động thư giãn rất bổ ích”. Còn Thượng úy Nguyễn Công Cường-phụ trách bộ phận Hậu cần của đảo thì tự hào: “Trong 1 năm công tác ở đảo, tôi và các đồng đội đã tham gia trồng và chăm sóc tốt nhiều cây xanh, rau quả các loại, góp phần phủ xanh đảo và cải thiện đời sống cho bộ đội. Mỗi cây xanh được trồng ở đây đều lưu giữ kỷ niệm, dấu ấn của người lính đảo và các đoàn công tác ra với đảo mỗi năm. Tôi rất vui khi được góp phần nhỏ bé của mình biến Nam Yết trở thành hòn đảo xanh mát quanh năm”. Nghe lời chia sẻ của anh Cường, tôi chợt nhớ đến những cây quất, hoa giấy, đào, hoa lan, những bao đất, từng gói hạt giống rau củ được che bọc, gói cột cẩn thận trên tàu và khi đến từng đảo, chúng lại được chuyển xuống xuồng để gửi đến tận tay người lính. Tôi lại nhớ đến hình ảnh những chiến sĩ trẻ cắm cúi che chắn vườn rau, khơi đất, tưới nước, nâng niu từng cọng cải, nhánh mồng tơi, hình ảnh lễ ra quân trồng cây ngày xuân trên đảo hôm nào.
Buổi chiều ở đảo Nam Yết thời tiết khá mát mẻ, tiếng chuông chùa Nam Huyên văng vẳng, tiếng đàn guitar đâu đó tha thiết giai điệu ca khúc “Mùa xuân đầu tiên” của nhạc sĩ Văn Cao. Hình ảnh cánh lính trẻ chơi bóng chuyền hò reo khi ghi điểm, bầy chó nhỏ chạy loăng quăng theo chân người nơi các góc sân sạch sẽ… khiến tôi có cảm giác thật yên bình, cảm giác mình như đang ở đất liền. Được biết, bên cạnh nhiệm vụ chính trị trọng tâm huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, cán bộ, chiến sĩ đảo Nam Yết còn luôn làm tốt công tác cứu hộ, cứu nạn giúp đỡ ngư dân Việt Nam và các đối tượng khác bị nạn trên vùng biển quản lý. Riêng năm 2018, đảo Nam Yết khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho 51 lượt ngư dân, cấp cứu 6 lượt ngư dân. Hành động đó càng tô thắm hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ-người chiến sĩ Hải quân” trong lòng dân.
THANH HƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Câu cá đêm ở Trường Sa

Câu cá đêm ở Trường Sa

(GLO)- Trong chuyến hải trình dài ngày ra thăm, chúc Tết quân và dân các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, câu cá đêm ở Trường Sa là một trong những thú vui giúp các thành viên đoàn công tác vơi đi nỗi nhớ nhà, sự mệt mỏi sau những ngày đánh vật với sóng gió mùa biển động và cũng là để cải thiện bữa ăn cho các thành viên trên tàu…
Thăm, chúc Tết quân dân đảo Phan Vinh

Thăm, chúc Tết quân dân đảo Phan Vinh

(GLO)- Nằm trong chuyến công tác thực hiện nhiệm vụ thay thu quân, thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, ngày 18-1, đoàn công tác số 2 đi trên tàu Bệnh Viện 561 đã đến thăm và làm việc tại đảo Phan Vinh.
Âu tàu đảo Sinh Tồn: Điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển

Âu tàu đảo Sinh Tồn: Điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển

(GLO)- Âu tàu đảo Sinh Tồn (xã đảo Sinh Tồn, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) là địa chỉ tin cậy của ngư dân vào tránh trú an toàn khi gặp thời tiết mưa bão hay bị sự cố trên biển. Đây thật sự là điểm tựa vững chắc cho ngư dân khi vươn khơi bám biển và cũng để khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Gieo chữ nơi đầu sóng, ngọn gió

Gieo chữ nơi đầu sóng, ngọn gió

(GLO)- Dù còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng hai thầy giáo trẻ đang công tác ở đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa không giấu được niềm hạnh phúc và tự hào khi được gieo chữ, chăm sóc cho các em học sinh nơi đầu sóng, ngọn gió, vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc
Ấn tượng với các vườn rau trên các đảo chìm

Ấn tượng với các vườn rau trên các đảo chìm

(GLO)- Những ngày đi qua các đảo chìm thuộc quần đảo Trường Sa, điều chúng tôi ấn tượng nhất chính là các vườn rau xanh. Các loại như rau cải, mồng tơi, rau muống, mướp… luôn tốt tươi dù điều kiện thời tiết, khí hậu trên các đảo này quanh năm rất khắc nghiệt.
Nhịp sống mới trên đảo tiền tiêu Lý Sơn

Nhịp sống mới trên đảo tiền tiêu Lý Sơn

Tháng 9/2013, tôi may mắn được theo Đoàn công tác của Bộ Tư pháp đến với huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), nơi vẫn còn nghèo và nhiều khó khăn. 5 năm sau chuyến đi về với miền đất 'tiền tiêu' của Tổ quốc, tôi mới có dịp trở lại. Lý Sơn bây giờ đón tôi thật khác, có điện thắp sáng, có trường học xây mới khang trang, có nhịp sống hối hả… mang hơi thở từng ngày đổi thay.
Tết ở Trường Sa

Tết ở Trường Sa

Trong những ngày giáp Tết Mậu Tuất 2018, tháp tùng đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải Quân, P.V Báo Gia Lai đã được cùng cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) đón Xuân mới trên vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.
Trao Huy hiệu "Chiến sỹ Trường Sa" cho 103 phóng viên, nhà báo

Trao Huy hiệu "Chiến sỹ Trường Sa" cho 103 phóng viên, nhà báo

Ngày 23-1, tại TP. Cam Ranh, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã trao Huy hiệu “Chiến sĩ Trường Sa“ cho 117 cá nhân là các phóng viên, nhà báo; thành viên Câu lạc bộ vì biển đảo quê hương đã hoàn thành chuyến thăm, tặng quà và chúc Tết tại các điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khành Hòa).
Trở lại Lý Sơn

Trở lại Lý Sơn

(GLO)- Đảo tiền tiêu Lý Sơn-“vương quốc tỏi“, quê hương của đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải đã có những đổi thay khiến tôi ngỡ ngàng trong ngày trở lại.