Theo quan niệm dân gian, ngày Tết Đoan Ngọ mang ý nghĩa phòng bệnh, giữ gìn sức khỏe và bảo vệ mùa vụ. Một trong những nét đặc trưng của ngày Tết Đoan Ngọ là việc thực hiện nghi thức cúng tổ tiên và thần linh. Ý nghĩa lớn nhất và sâu sắc nhất của Tết Đoan Ngọ là ngày “y dược toàn dân”.
Sáng nay (22.6), tức mùng 5.5 âm lịch, nhiều người sửa soạn bàn thờ, làm mâm cúng Tết Đoan Ngọ. Mạng xã hội chia sẻ những hình ảnh về các mâm cúng vừa đẹp mắt, vừa trang trọng.
(GLO)- Ngày 21-6, chương trình “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa” giới thiệu nhiều phong tục đặc sắc Tết Đoan Ngọ truyền thống đã diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội). Chương trình do Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội tổ chức nhằm tôn vinh truyền thống văn hóa của dân tộc, phát huy giá trị văn hóa cung đình Thăng Long.
Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Đoan Ngọ, những ngày này, các làng nghề làm bánh ú tro của tỉnh Quảng Nam đang tất bật sản xuất. Nấu nồi bánh ú tro ngày mùng 5-5 âm lịch vừa là nét văn hóa ẩm thực bao đời, đồng thời còn tăng thêm thu nhập cho bà con tại địa phương.
(GLO)- Hồi nhỏ, tôi không có khái niệm Tết Đoan ngọ. Sau này lớn lên, tôi mới biết Tết Đoan ngọ hay Tết Đoan dương đã tồn tại từ rất lâu trong văn hóa dân gian phương Đông, gắn liền với nhiều truyền thuyết, phong tục khác nhau. Tại ở quê tôi từ hồi xưa cho tới giờ, ngày này chỉ gọi đơn giản là mùng năm tháng năm. Nói giản dị, nghe không lễ nghi trang trọng nhưng trong tâm thức mỗi người, đó là một ngày đặc biệt.
Có ý kiến cho rằng nguồn gốc Tết Đoan ngọ của người Việt bắt nguồn từ Trung Quốc. Tuy nhiên, quan niệm và cách thức thờ cúng của người Việt trong Tết này có nhiều điểm khác biệt.
Tết Đoan Ngọ là lễ Tết lớn của người Việt Nam được tiến hành vào chính giờ Ngọ giữa trưa ngày mồng 5-5 Âm lịch. Trong các thủ tục cúng lễ ngày này, không thể thiếu văn cúng.