Tăng tỷ lệ sử dụng nước sạch vì sức khỏe cộng đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo kế hoạch, đến cuối năm 2022, tỉnh ta phấn đấu nâng tỷ lệ hộ dân khu vực đô thị sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung lên mức 72%. Hiện tại, các ngành, địa phương trong tỉnh đang tập trung triển khai nhiều giải pháp thiết thực để thực hiện mục tiêu, góp phần đảm bảo sức khỏe cộng đồng.
Những kết quả tích cực
Hơn 20 năm sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung, ông Đỗ Ngọc Thạch (tổ 8, phường Hoa Lư, TP. Pleiku) luôn hài lòng về chất lượng nguồn nước. Đặc biệt, với vai trò là Tổ trưởng tổ dân phố 8, ông thường xuyên tuyên truyền để người dân hiểu rõ lợi ích của việc sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung. Nhờ đó đến nay, tất cả 400 hộ dân trong tổ đều đã sử dụng nguồn nước này.
Nói về tình hình sử dụng nước sạch trên địa bàn, ông Đỗ Tiến Giang-Phó Chủ tịch UBND phường Hoa Lư-cho hay: Khi được tuyên truyền, hầu hết người đã dần chuyển sang sử dụng nguồn nước sạch. Bên cạnh đó, mỗi khi xây dựng hoặc mở rộng khu dân cư hoặc tuyến đường mới, phường kiến nghị UBND thành phố làm việc với đơn vị cấp nước để lắp đặt ngay đường ống nhằm giúp người dân hạn chế việc khai thác nước dưới đất. Đến nay, hơn 81,9% hộ sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung.
Ông Đỗ Ngọc Thạch luôn hài lòng về nước sạch được cấp từ công trình cấp nước tập trung. Ảnh: Nhật Hào
Ông Đỗ Ngọc Thạch (tổ 8, phường Hoa Lư, TP. Pleiku) hài lòng về nước sạch từ công trình cấp nước tập trung. Ảnh: Nhật Hào
Ông Phạm Thế Tâm-Trưởng phòng Quản lý đô thị Pleiku-cho biết: Đến nay, thành phố đã vận động được 29.847 hộ gia đình, 634 hộ kinh doanh, 312 tổ chức sử dụng nước sạch, đạt 72,31%. Để đạt mục tiêu đến cuối năm 2022 tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch là 78%, UBND TP. Pleiku phối hợp với Công ty cổ phần Cấp thoát nước Gia Lai mở rộng mạng lưới cấp nước với chiều dài 21,2 km trên các tuyến đường nội thành và các tuyến đường hẻm phụ cận với tổng mức đầu tư khoảng 8 tỷ đồng, công suất phục vụ cho trên 5.000 hộ dân. Đồng thời, tiếp tục huy động nguồn lực cho hoạt động phát triển hệ thống nước sạch, nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước đô thị và nông thôn; nâng cao năng lực sản xuất, quản lý và kinh doanh nước sạch.
Tương tự, nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đến nay, 100% hộ dân đô thị tại thị xã Ayun Pa đã sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung. Ông Lê Đình Tiến-Trưởng phòng Quản lý đô thị thị xã-cho hay: Để đạt được kết quả này, bên cạnh đẩy mạnh tuyên truyền về lợi ích của việc sử dụng nước sạch, thị xã còn làm việc với đơn vị cấp nước thường xuyên kiểm tra, bảo trì, sửa chữa và thay mới hệ thống đường ống; phối hợp xây dựng kế hoạch và đầu tư hệ thống đường ống dẫn nước tới các dự án khu dân cư mới, đảm bảo cấp nước cho người dân khi có nhu cầu.
Theo ông Lý Tấn Toàn-Phó Giám đốc Sở Xây dựng, để nâng cao tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch, đến cuối năm 2021, tỷ lệ hộ dân khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh sử dụng nước sạch đạt 70%. Trong đó, thị xã Ayun Pa đạt 100%; thị trấn Phú Túc (huyện Krông Pa) gần 100%. 
Tiếp tục nâng cao tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch
Theo kế hoạch, đến cuối năm 2022, thị xã An Khê phấn đấu nâng tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung lên 77,5%. Tuy nhiên, đến thời điểm này, địa phương mới chỉ đạt khoảng 70%. Theo Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Quản lý đô thị thị xã Nguyễn Minh Trung, nguyên nhân là do nhiều hộ vẫn còn thói quen sử dụng nước giếng đào, giếng khoan hoặc nước mưa. Bên cạnh đó, tại một số tuyến đường khu vực trung tâm dân cư đã hình thành nhưng chưa có đường ống dẫn nước; mật độ dân cư còn thưa thớt nên việc lắp đặt đường ống cấp nước đòi hỏi nguồn kinh phí lớn. Trong khi đó, Công ty cổ phần Cấp nước Sài Gòn-An Khê gặp khó khăn về kinh phí lắp đặt đường ống. “Thời gian tới, thị xã sẽ tiếp tục tuyên truyền về lợi ích của việc sử dụng nước sạch. Đặc biệt, thực hiện kế hoạch năm 2022 về đầu tư kết cấu hạ tầng khu đô thị phường An Tân, thị xã đã xây dựng kế hoạch lắp đặt hệ thống cấp nước thứ cấp với chiều dài 7,879 km nhằm nâng dần tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch”-ông Trung nói.
Đại diện sở, ngành liên quan phối hợp rà soát các công trình cấp nước tập trung. Ảnh: Nhật Hào
Đại diện sở, ngành liên quan phối hợp rà soát các công trình cấp nước tập trung. Ảnh: Nhật Hào
Trong khi đó, tại huyện Chư Sê, tỷ lệ hộ dân khu vực đô thị sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung mới chỉ đạt gần 20%. Ông Lê Vinh Thịnh-Giám đốc Công ty cổ phần Cấp nước Chư Sê-cho hay: Đến nay, trên địa bàn thị trấn mới chỉ có 2.500/6.670 hộ lắp đặt đồng hồ sử dụng nước và mỗi tháng chỉ có 1.300-1.400 hộ sử dụng. “Ngoài cấp nước cho thị trấn với giá 6.000 đồng/m3, Công ty cũng đang cấp nước cho xã Hbông và Ayun với giá hỗ trợ là 4.000 đồng/m3. Tuy nhiên, do tỷ lệ hộ dân sử dụng còn quá thấp nên Công ty thu không đủ chi. Công ty mong muốn huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về lợi ích của nước sạch; đồng thời kiến nghị UBND tỉnh sớm hỗ trợ kinh phí theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP của Chính phủ về “Cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn” để Công ty duy trì hoạt động cấp nước hiệu quả hơn”-Giám đốc Công ty kiến nghị.
Trao đổi với P.V, Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho biết thêm: Để đạt tỷ lệ 72% số hộ dân đô thị sử dụng nước sạch vào cuối năm 2022 theo Quyết định số 894/QĐ-UBND ngày 19-12-2021 của UBND tỉnh, Sở sẽ tiếp tục đôn đốc các địa phương, đơn vị cấp nước rà soát, bố trí kinh phí và có lộ trình xây dựng hệ thống cấp nước; tăng cường tuyên truyền về lợi ích của việc sử dụng nước sạch qua hệ thống tập trung đối với sức khỏe con người.
NHẬT HÀO

 

Có thể bạn quan tâm

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

(GLO)- Khác với những phiên giao dịch việc làm thông thường, Hội chợ việc làm diễn ra tại TP. Pleiku ngày 6-5 do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) tổ chức là cầu nối mở ra cơ hội mới cho người đi xuất khẩu lao động trở về nước.

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội năm 2025.

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

(GLO)- Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai được thành lập ngày 25-4-2015. Nhờ vốn vay từ nguồn quỹ này, toàn tỉnh có 425 hộ gia đình thoát nghèo. Nguồn quỹ đã tiếp thêm niềm tin và hy vọng thoát nghèo cho nhiều phụ nữ.

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

(GLO)- Tháng 10-1976, giữa thời điểm đất nước còn ngổn ngang tàn tích chiến tranh, đoàn cán bộ kỹ thuật gồm 40 người từ Thanh Hóa được điều động vào tỉnh Gia Lai-Kon Tum mang theo tri thức, nhiệt huyết và sứ mệnh góp phần tái thiết cuộc sống cho những vùng quê.

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang. Ảnh: An Phát

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) hiện có 76 người có uy tín. Nhiều năm qua, đội ngũ người có uy tín trở thành "những cánh chim đầu đàn" trong các phong trào thi đua yêu nước, làm tốt sứ mệnh tập hợp đoàn kết nhân dân chung tay xây dựng buôn làng ngày càng phát triển.

Gia Lai tổ chức Hội chợ việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước vào ngày 6-5

Gia Lai tổ chức Hội chợ việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước vào ngày 6-5

(GLO)- Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai (Sở Nội vụ) thông tin, ngày 6-5 tại Sàn giao dịch việc làm (20 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) sẽ tổ chức Hội chợ việc làm hỗ trợ cho lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS và thực tập sinh tại Nhật Bản theo chương tình IM Japan về nước .

73 triệu người châu Phi thiếu lương thực trầm trọng

73 triệu người châu Phi thiếu lương thực trầm trọng

(GLO)- Ngày 29/4,Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) và Cơ quan Phát triển Liên chính phủ (IGAD) khu vực Đông Phi công bố báo cáo số người đang phải trải qua tình trạng thiếu lương thực ở khu vực Đông và Trung châu Phi đã tăng lên 73 triệu người vào tháng 4.