Sức khỏe người dân là trên hết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cho đến nay, đã có gần chục địa phương tại Việt Nam ngưng đón khách du lịch, trong đó có một số điểm đến nổi tiếng, tạo nên hình ảnh Việt Nam như: Hội An, Quảng Ninh, Quảng Bình… Một số địa phương khác thì đã ra thông báo đóng cửa các khu phố du lịch, dịch vụ cho du khách nước ngoài với mục đích ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 từ du khách.
 

Nỗi sợ lây lan virus SARS-CoV-2 từ du khách, đặc biệt là khách đến từ các vùng dịch, là có cơ sở khi gần đây con số nhiễm bệnh đến từ du khách gia tăng. Đó là chưa nói, hoạt động của các du khách có nguy cơ làm cho bệnh phát tán khó kiểm soát, nhất là trong các tour tự do, du lịch ba-lô, không theo lịch trình cụ thể rõ ràng.

 

 Kiểm tra sức khoẻ cho người dân tại một khu cách ly theo dõi Covid-19 tại TP HCM - Ảnh: NGUYỄN THẠNH
Kiểm tra sức khoẻ cho người dân tại một khu cách ly theo dõi Covid-19 tại TP HCM - Ảnh: NGUYỄN THẠNH



Sự ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các điểm dịch vụ thì đã rõ. Chỉ cần có một khách nằm trong diện cách ly theo dõi lưu trú, cả khách sạn, thậm chí điểm cung cấp sản phẩm du lịch có khả năng cũng phải ngưng hoạt động để tầm soát lây nhiễm. Thiệt hại đối với việc làm ăn là khó lường, chưa kể là ảnh hưởng đến sức khỏe, xáo trộn nhân sự.

Nhưng hàng loạt điểm tự động tuyên bố đóng cửa, ngưng tiếp khách, thậm chí vài nơi khách sạn treo bảng dừng phục vụ khách Tây, khách Trung Quốc, khách Hàn... cũng gây khó cho nhà tour đã nhận booking từ trước. Việc "lái" sang những chương trình tour mới, thậm chí thỏa thuận để đền bù, hoàn trả tiền vé cho khách là chuyện khiến doanh nghiệp lữ hành đau đầu.

Giải cứu du lịch trong tình hình dịch bệnh gia tăng và diễn biến phức tạp là chuyện không hề dễ dàng. Còn nhớ, mới đây thôi, khẩu hiệu "Việt Nam - Điểm đến an toàn" của ngành du lịch đã rục rịch được giương lên sau khi Việt Nam "chiến thắng trận đầu" (điều trị khỏi cho 16 bệnh nhân Covid-19 đầu tiên) đã phải trì hoãn bởi một thực tế diễn tiến bệnh tật đầy khó lường trên toàn cầu.

Sức khỏe và an toàn của ngành du lịch phải đi cùng sức khỏe và an toàn người dân. Chưa bao giờ mối tương quan đó lại rõ ràng mật thiết như hiện nay.

Nhìn ra bên ngoài trong bối cảnh hoành hành của dịch bệnh, một số thành phố, quốc gia du lịch nhộn nhịp trên thế giới như Ý, Pháp... cũng đã phải chấp nhận phong tỏa và đặt mục tiêu kiểm soát dịch bệnh lên hàng đầu; chấp nhận hy sinh lợi ích kinh tế. Nước Mỹ thậm chí còn có giải pháp tạm cấm nhập cảnh với người đến từ châu Âu. Những quyết định dứt khoát đó hiện còn gây nhiều tranh cãi về phương diện ngoại giao, chính trị nhưng đổi lại là sự an toàn và có không gian kiểm soát bệnh dịch trong phạm vi quốc gia. Ngoài ra, xét về phương diện thương hiệu du lịch, những quyết định đồng bộ sẽ bảo đảm tính nhất quán, tránh tình trạng mở cửa cho du lịch nhưng lại đưa khách vào khu cách ly theo dõi hoặc để khách bơ vơ vật vờ không tìm thấy nơi lưu trú. Thậm chí, còn tệ hại hơn: tỏ ra kỳ thị du khách!

Chính vì vậy, khó khăn sẽ là khó khăn chung, không riêng gì ngành du lịch. Do đó, Chính phủ đã quyết định tạm dừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam trong khoảng thời gian 30 ngày bắt đầu từ 0 giờ ngày 18-3-2020 để phòng chống dịch Covid-19. Một quyết định có tính căn cơ, bền vững, ưu tiên sức khỏe người dân như vậy là rất cần thiết trong điều kiện hiện nay của nước ta.

Theo Nguyễn Vĩnh Nguyên (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

Từ một thôn nghèo, người dân Lô Lô Chải, xã Lũng Cú (H.Đồng Văn, Hà Giang) đã biết áp dụng mô hình kinh doanh homestay và đặc biệt là sử dụng các nền tảng số như Agoda, Booking và Facebook để quảng bá, thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế.

Tính mạng con người là trên hết

Tính mạng con người là trên hết

Can dự vào sức khỏe của ai đó là điều mà những người có lương tri tối thiểu đều hết sức cân nhắc và thận trọng về trách nhiệm đạo đức cũng như trách nhiệm pháp lý. Vậy cớ sao lại cứ để tình trạng cơ sở khám chữa bệnh hoạt động không phép và vận hành sai quy định?

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.