Sinh viên sản xuất gỗ từ rơm rạ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Tận dụng phế phẩm nông nghiệp là rơm rạ, nhóm sinh viên Trường ĐH Trà Vinh đã nghiên cứu làm ra gỗ nhân tạo có độ bền cao.

Tác giả của ý tưởng làm gỗ nhân tạo từ rơm rạ là nhóm sinh viên Trường ĐH Trà Vinh: Sơn Trần Minh Mẫn (ngành công nghệ thông tin), Nguyễn Xuân Thành (ngành âm nhạc học) và Nguyễn Thị Thùy Dương (ngành tài chính ngân hàng).

Nhóm 3 sinh viên sản xuất rơm rạ thành gỗ nhân tạo
Nhóm 3 sinh viên sản xuất rơm rạ thành gỗ nhân tạo

Minh Mẫn chia sẻ, những năm gần đây, rừng tự nhiên bị mất do khai thác gỗ dẫn đến lũ lụt, sạt lở đất… Trong khi đó, giá thành gỗ nhân tạo hiện rất cao, người tiêu dùng và doanh nghiệp nhỏ khó tiếp cận. Bên cạnh vấn đề về rừng, sau mỗi mùa thu hoạch, nông dân thường đốt bỏ rơm rạ, vừa lãng phí nguồn tài nguyên quý giá, vừa gây ô nhiễm không khí. Từ thực tế đó, nhóm nảy sinh ý tưởng dùng rơm rạ sản xuất ra gỗ nhân tạo thân thiện môi trường.

Công nghệ chính được sử dụng trong sản xuất gỗ nhân tạo từ rơm là công nghệ ép nóng. Công nghệ này sử dụng nhiệt độ và áp suất cao để nén các sợi rơm thành các tấm hoặc khối gỗ nhân tạo; giúp tạo ra sản phẩm gỗ nhân tạo có độ bền cao và khả năng chịu nước tốt. Sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường mà còn mở ra cơ hội phát triển ngành công nghiệp mới, tạo việc làm cho người dân nông thôn, nâng cao đời sống kinh tế và thúc đẩy phát triển địa phương. Hơn nữa, quy trình sản xuất gỗ nhân tạo từ rơm ít tiêu tốn năng lượng hơn so với gỗ tự nhiên, giúp giảm lượng khí thải, góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Gỗ nhân tạo làm từ rơm rạ có độ bền cao và khả năng chịu nước tốt
Gỗ nhân tạo làm từ rơm rạ có độ bền cao và khả năng chịu nước tốt

"Dự án này không chỉ giải quyết vấn đề phế phẩm nông nghiệp mà còn tạo ra một loại vật liệu xây dựng có tính bền vững cao. Gỗ nhân tạo từ rơm thân thiện với môi trường, độ bền cao, có thể ứng dụng rộng rãi trong ngành xây dựng và sản xuất nội thất", Mẫn nói.

Vừa qua, ý tưởng sản xuất gỗ nhân tạo từ rơm giành giải nhất cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp trong sinh viên 2024" do Trường ĐH Trà Vinh tổ chức. Chia sẻ về hướng đi sắp tới, Mẫn cho biết nhóm có một kế hoạch phát triển rõ ràng trong thời gian tới. Sau 1 năm, nhóm dự kiến hoàn thiện quy trình sản xuất và thu thập phản hồi từ thị trường thử nghiệm. Sau 2 năm sẽ mở rộng quy mô sản xuất, khai thác thị trường, đa dạng hóa sản phẩm và phát triển các ứng dụng mới để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Sau 3 năm, sẽ tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm chi phí và nghiên cứu các sản phẩm tiếp theo từ các nguồn nguyên liệu tái tạo khác.

Thạc sĩ Nguyễn Văn Vũ An, Giám đốc Trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, Trường ĐH Trà Vinh, cho biết: "Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để sinh viên có thể phát triển ý tưởng và hiện thực hóa ước mơ khởi nghiệp. Chúng tôi luôn đồng hành cùng các em trong suốt hành trình khởi nghiệp, từ giai đoạn ý tưởng đến khi thành lập doanh nghiệp thực thụ".

Theo Duy Tân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Từ những chiếc bánh ép Huế bình dân, Ngô Văn Quốc (22 tuổi, quê P.Thuận An, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) đã cho ra đời sản phẩm đóng gói đẹp mắt, mang thương hiệu của Huế, bày bán tại các trung tâm thương mại, cửa hàng sân bay... khắp cả nước.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

(GLO)- Chiều 10-10, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) thi thuyết trình chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Đại úy Y Yến (36 tuổi, dân tộc Xơ Đăng)-Trưởng Công an xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Kon Tum, đã được Bộ Công an trao tặng danh hiệu “Phụ nữ Công an tiêu biểu”, “Nữ Công an cơ sở xuất sắc” năm 2023.

Bế mạc Techfest Đắk Lắk 2024

Bế mạc Techfest Đắk Lắk 2024

Tối 24/9, UBND tỉnh tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024 (Techfest Đắk Lắk 2024) với chủ đề “Khát vọng xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc”.