Sản xuất giá sạch thu tiền triệu mỗi ngày

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhờ áp dụng mô hình sản xuất giá sạch trong nhà xưởng khép kín có gắn máy điều hòa nhiệt độ và máy phun sương, mỗi ngày chị Nguyễn Thị Hồng Nhung (33 tuổi, P.Phước Thới, Q.Ô Môn, TP.Cần Thơ) thu lãi trên 2 triệu đồng.

 Nhờ sản xuất giá sạch, mỗi ngày chị Nhung thu lãi trên 2 triệu đồng
Nhờ sản xuất giá sạch, mỗi ngày chị Nhung thu lãi trên 2 triệu đồng



Chị Dung kể sau khi lập gia đình, năm 2015 chị bắt đầu làm nghề sản xuất giá sạch. Để có đầu ra cho sản phẩm, vợ chồng chị phải đi “bắt mối” ở nhiều nơi. Nhờ uy tín, chất lượng, giá đạt chuẩn an toàn nên khách hàng đến mua ngày càng đông.

Tháng 8/2016, chị đăng ký thành lập cơ sở kinh doanh và được Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Cần Thơ cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Chị Nhung không ngừng tìm tòi, học hỏi kỹ thuật mới để áp dụng song song với phương pháp làm giá truyền thống. Chị Nhung quyết tâm thực hiện ý tưởng sản xuất giá đậu từ lu sang bồn theo công nghệ sản xuất của Nhật.

Theo chị Nhung, nhìn tưởng đơn giản nhưng khi bắt tay vào không dễ chút nào. Ban đầu, chị mua 4 bồn nhựa lớn (loại 1.000 lít) về ủ đậu. Từ công đoạn đơn giản đến công đoạn tỉ mỉ đều phải túc trực hằng ngày, hằng giờ để theo dõi nhưng mẻ giá nào làm ra cũng thất bại.

Suốt hơn 4 tháng thử nghiệm, dù áp dụng mọi cách vẫn không thành công nên tiền dành dụm trước đó lần lượt “đội nón ra đi”. Người thân trong gia đình thấy vậy khuyên ngăn, kêu chị Nhung dừng việc trồng giá theo phương pháp mới nhưng chị vẫn quyết tâm thử nghiệm.

Chị Nhung kể: “Thời điểm tết năm 2017 thời tiết khá lạnh so với những năm trước nên giá lên đẹp, đạt năng suất cao. Từ đó tôi nhận ra thời tiết nước mình nắng nóng nên sản xuất giá trong bồn nhựa dễ bị hư. Vì vậy tôi quyết định đầu tư nhà xưởng khép kín, gắn máy điều hòa và máy phun sương, điều chỉnh nhiệt độ trong xưởng luôn ở mức khoảng 25 độ C”.

Từ thành công này, chị Nhung đã mạnh dạn đầu tư mở rộng nhà xưởng thêm 135 m2, lắp đặt thêm 60 bồn nhựa để ủ đậu. Song song đó, chị vẫn duy trì sản xuất giá truyền thống với 150 lu sành nhỏ. Theo chị Nhung, để sản xuất giá đạt hiệu quả, đầu tiên phải chọn loại đậu đẹp, ngâm 3 - 4 tiếng. Nếu ủ trong lu chỉ khoảng 1,5 kg đậu; còn ủ trong bồn thì 15 kg đậu. Ủ đậu bằng cách lót 1 lớp đậu thì trải 1 lớp lưới để đậu thông thoáng, mỗi ngày tưới nước 4 lần, cách 3 - 4 tiếng sau thì xả nước. Trong khoảng thời gian ủ sẽ bật máy điều hòa để kìm hãm sự phát triển của giá, giúp cọng giá mập, đẹp, trắng và dưỡng chất cao hơn.

Chị Nhung cho biết quy trình sản xuất giá đậu khép kín này không chỉ giúp giá đạt năng suất cao hơn mà còn hạn chế nhân công. Toàn bộ khâu tưới nước sử dụng hệ thống vòi hoa sen, bồn ủ đậu đều gắn van xả nước nên việc sản xuất giá giờ rất nhẹ nhàng, chỉ cần hai vợ chồng làm, không cần thuê nhân công. Hiện tại, mỗi ngày cơ sở sản xuất giá của chị Nhung bán trên 1 tấn giá, chủ yếu bán sỉ với giá 5.000 đồng/kg, thị trường tiêu thụ chủ yếu tại TP.Cần Thơ. Sau khi trừ chi phí, chị Nhung thu lãi trên 2 triệu đồng/ngày.

Duy Tân (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.