(GLO)- Bản tin hôm nay có những nội dung đáng chú ý sau: Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo; Sản lượng nước ép trái cây của Gia Lai giảm gần 15%; Chư Sê gặp khó trong quản lý khoáng sản; Hỗ trợ điều trị trẻ suy dinh dưỡng nặng; Vận động người dân học lái xe hạng A1…
Theo thông tin từ Sở Công thương, tổng giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) thực hiện trong 11 tháng năm 2023 ước đạt 27.840 tỷ đồng (đạt hơn 88% kế hoạch, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2022). Riêng công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 63% với giá trị đạt hơn 17.560 tỷ đồng (đạt 90% kế hoạch, tăng 15,5% so với cùng kỳ).
(GLO)- Theo báo cáo của Ember, một tổ chức tư vấn năng lượng phi lợi nhuận và độc lập, có trụ sở ở Anh, năm 2022, Việt Nam chiếm tới 69% sản lượng điện mặt trời và điện gió của toàn khu vực ASEAN.
(GLO)- Sáng 16-11, Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông tổ chức Lễ công bố hoàn thành kế hoạch sản lượng năm 2022 và công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ.
(GLO) 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,03 triệu tấn và 2,32 tỷ USD, tăng 21,7% về khối lượng và tăng 50% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021, đánh dấu mức tăng trưởng mạnh nhất trong 5 năm qua.
Sau 2 tuần liên tục tăng nóng, giá tiêu hôm nay có xu hướng điều chỉnh giảm nhẹ và đi ngang. Hiện giá tiêu trong nước dao động từ 87.000 - 90.500 đồng/kg. Trên thị trường xuất khẩu, giá “vàng đen“ của Việt Nam tăng tới 200 USD/tấn so với đầu tháng 10, đạt gần 4.500 USD/tấn đối với tiêu đen loại 550g/l.
Giá tiêu hôm nay 5/4 tại các tỉnh Tây Nguyên dao động từ 71.000 - 72.500 đồng/kg, tại Đông Nam Bộ được thu mua từ 71.000 - 74.000 đồng/kg. Theo nhận định của các chuyên gia, giá tiêu thời gian qua bị đẩy lên cao vì sản lượng giảm mạnh, tuy nhiên những đợt “rung lắc“ mạnh cho thấy thị trường hạt tiêu có nhiều bất ổn.
Tiếp nối đà tăng từ đầu tuần, giá tiêu hôm nay 4/3 tại các vùng nguyên liệu tiếp tục tăng mạnh, thêm 1.500 đồng/kg so với hôm qua, dao động từ 56.000-57.000 đồng/kg. Giá tiêu tăng ngay đầu vụ nên nhiều hộ dân rất phấn khởi. Dù đã có lãi, nhưng nhiều chủ vườn không dám thuê nhân công mà tự thu hái để giảm chi phí.
Một nhà đầu tư điện mặt trời ở Hà Nội cho biết, hiện nay, chưa có cơ chế hợp đồng mua giảm giá cho điện mặt trời nên vẫn là câu chuyện “thừa thì cắt bỏ“. Chính vì vậy, nếu có cơ chế tốt cho nguồn năng lượng tái tạo, có thể chia sẻ chi phí cho các nhà máy chạy dự phòng, để tăng khả năng tích hợp vào lưới, khi đó giảm giá mua điện mặt trời thì rất tốt.
(GLO)- Năm 2017, tổng sản lượng lương thực toàn huyện Chư Pah ước đạt trên 23,3 ngàn tấn, đạt 100,7% kế hoạch tỉnh giao, hơn 101% kế hoạch huyện giao và tăng 37,45% so với cùng kỳ năm 2016.
Hiện nay, tại các tỉnh Tây Nguyên đã có mưa lớn, đất đủ ẩm. Các nông hộ, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê đã tập trung nguồn lực mua vật tư phân bón ra đồng chăm sóc cà phê nhằm phấn đấu niên vụ này đạt từ 1,3 triệu tấn cà phê nhân trở lên.
(GLO)- Theo dự báo của các ngành chuyên môn, trong thời gian tới, hiện tượng El Nino sẽ tiếp tục kéo dài, nguy cơ nắng hạn có khả năng xảy ra trên diện rộng. Do đó, ngành nông nghiệp huyện Kbang đã và đang triển khai nhiều giải pháp để ứng phó với khô hạn có thể xảy ra trên vụ Đông Xuân 2016-2017, nhằm tăng năng suất, sản lượng cây trồng và hạn chế thấp nhất thiệt hại do nắng hạn gây ra.
Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Công thương đang làm việc với phía Ấn Độ để tháo gỡ lệnh tạm ngừng nhập khẩu sáu mặt hàng nông sản, trong đó có hồ tiêu của Việt Nam.