Rộng cửa kết nối du lịch rừng - biển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Tuyến cao tốc kết nối Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đang được đầu tư xây dựng sẽ mở cánh cửa giao thương, đặc biệt kết nối du lịch rừng - biển giữa Tây Nguyên và trung tâm du lịch biển Khánh Hòa

Đón đầu nhiều cơ hội phát triển du lịch khi tuyến cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đưa vào hoạt động, Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk vừa ngồi lại với nhau bàn đến việc hợp tác phát triển du lịch giữa 2 tỉnh Khánh Hòa và Đắk Lắk.

Tại cuộc làm việc, ngành du lịch Khánh Hòa và Đắk Lắk đã giới thiệu tiềm năng, thế mạnh về du lịch, các sản phẩm du lịch đặc trưng, bản sắc văn hóa riêng biệt của 2 tỉnh. Cả hai bên đều nhìn nhận điều kiện hết sức thuận lợi trong liên kết phát triển du lịch rừng - biển giữa 2 địa phương này.

Ông Nguyễn Quang Thắng, Giám đốc Công ty TNHH Lữ hành quốc tế Tictours (Khánh Hòa), cho biết Nha Trang có lợi thế về khách quốc tế, các sản phẩm du lịch của Đắk Lắk rất phù hợp với nhu cầu của phân khúc khách này. Công ty sẽ kết nối những sản phẩm du lịch đậm chất núi rừng Tây Nguyên với các sản phẩm biển đảo của du lịch Khánh Hòa để phục vụ các tour cho khách quốc tế.

Hiệp hội Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa cho rằng ngành du lịch của 2 tỉnh đã có những liên kết nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Do đó, cần có những giải pháp để nâng cao hiệu quả việc liên kết phát triển du lịch giữa hai địa phương.

"Chúng tôi sẽ chủ động phối hợp với Sở Du lịch, doanh nghiệp du lịch 2 địa phương để khảo sát, thiết kế, xây dựng tour liên kết nghỉ dưỡng biển và núi rừng đặc thù giữa 2 tỉnh. Sau đó, nghiên cứu xây dựng ấn phẩm chung để quảng bá tại các thị trường du lịch trọng điểm trong nước và nước ngoài" - ông Hoàng Văn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa, cho biết.

Tháp bà Ponagar - một điểm tham quan đặc sắc ở Nha Trang được khách Tây Nguyên yêu thích

Tháp bà Ponagar - một điểm tham quan đặc sắc ở Nha Trang được khách Tây Nguyên yêu thích

Nhiều giải pháp khác được đưa ra như: đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quảng bá du lịch, đổi mới marketing du lịch; vận động doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, du lịch 2 địa phương cam kết nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ du khách; có các chính sách giảm giá dịch vụ du lịch lẫn nhau để thu hút du khách.

Theo bà H’Yim Kđoh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, 2 tỉnh phải xây dựng được chương trình hành động cụ thể về liên kết du lịch, như xây dựng được tour/tuyến du lịch đặc thù có chất lượng cao; những hoạt động xúc tiến quảng bá, thu hút khách nội địa và khách quốc tế đến với 2 tỉnh. "Làm sao để khách quốc tế đến Khánh Hòa sẽ đi tiếp lên Đắk Lắk, để khách quốc tế biết đến Đắk Lắk nhiều hơn" - bà H’Yim Kđoh bày tỏ.

Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa và Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã ký kết hợp tác phát triển du lịch với 5 nội dung, gồm: Hợp tác trên lĩnh vực quản lý nhà nước; phát triển sản phẩm du lịch; tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá du lịch; kêu gọi đầu tư; bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực du lịch.

Có thể bạn quan tâm

Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

(GLO)-

Giữa núi rừng hùng vĩ tại xã Ia Dom (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) có một bãi tắm được ví như “biển trên núi”. Trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, bãi tắm ở dòng sông Pô Cô đã thu hút hàng ngàn lượt người đến vui chơi, thưởng ngoạn.

Du lịch xanh “lên ngôi”

E-magazineDu lịch xanh “lên ngôi”

(GLO)- Gia Lai có các tuyến giao thông đường bộ thuận lợi, những điểm cắm trại lý tưởng trong rừng, thác nước, nhất là các địa điểm du lịch đều gắn với thiên nhiên. 
Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

(GLO)- “Cơm lam, gà nướng không chỉ là món ăn mà còn chứa đựng câu chuyện về văn hóa của dân tộc Jrai. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực để trở thành đầu bếp giỏi nhằm chuyển tải câu chuyện văn hóa ấy đến với mọi người qua ẩm thực”-ông Yaih (58 tuổi, làng Chuet Ngol, xã Chư Á, TP. Pleiku) bày tỏ.
Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

(GLO)- Từ trên cao, cánh đồng Ngô Sơn (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) đẹp tựa như một bức tranh. Dưới ánh hoàng hôn, từng thửa ruộng ánh lên sắc màu ấm áp, bình yên. Mời các bạn cùng ngắm nhìn vẻ đẹp của nơi này qua góc máy của tác giả Phạm Quý.
Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

(GLO)- Vào những chiều hè nắng rực, khi ánh hoàng hôn dần buông soi chiếu xuống mặt nước, hồ Ia Mua (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) trở thành một tấm gương khổng lồ, tạo nên khung cảnh yên bình và lãng mạn.