Chợ nổi top 10 thế giới ở Việt Nam ngày Tết có gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những ngày cận Tết, không khí tại chợ nổi Cái Răng, TP. Cần Thơ trở nên nhộn nhịp hơn, khi hàng trăm tàu ghe chen chúc nhau trao đổi, mua bán hàng hóa. Chợ nổi Cái Răng được Tạp chí Rough Guide (Anh) bình chọn là 1 trong 10 khu chợ ấn tượng nhất thế giới.

Ghi nhận của PV Tiền Phong, ngay từ sáng sớm, hàng trăm ghe tàu chở nông sản, hoa kiểng, thực phẩm thiết yếu đậu kín cả khúc sông. Tiếng máy nổ xình xịch cùng tiếng rao hàng í ới của thương hồ tạo nên không khí náo nhiệt. Cùng với đó, có nhiều tàu chở khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài tham quan, trải nghiệm chợ nổi - nét đặc trưng của vùng sông nước miền Tây.

Thông thường, tầm 6h30 sáng chợ nổi Cái Răng mới đông đúc, nhưng những ngày gần Tết này, chợ họp sớm hơn vì lượng hàng hóa tăng lên nhiều lần.

Ở chợ nổi cây bẹo mang nét đặc trưng, bẹo treo cái gì thì ghe bán thứ đó (dùng thân cây cao tầm 2-3m, thương hồ bán thứ gì thì treo trên mũi ghe cái đó) là người mua biết tìm đến chứ không cần phải phát loa hay rao hàng. Ở chợ tiếng rao hàng chủ yếu dành cho những người buôn bán như bún riêu, cà phê, vé số…

Điểm hấp dẫn của chợ nổi những ngày giáp Tết là những chiếc ghe chở đầy hàng. Mỗi chiếc ghe sẽ bán một món hàng khác nhau, từ hoa quả ngon lành tươi rói của miền Tây tới những đồ gia dụng cần thiết cho cuộc sống thường ngày.

Bà Nguyễn Thị Bé gắn bó hơn 30 gắn bó ở chợ nổi chia sẻ: “Năm qua rất ít khi về nhà, mong Tết là năm nay “trúng chợ” bán hết hàng sớm để còn về nấu cơm rước ông bà".

Chợ nổi những ngày gần Tết hút khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm. Chị Nguyễn Lan - du khách từ TPHCM - tham quan chợ nổi chia sẻ, cảm nhận được không khí chợ nổi rộn ràng, nhiều ghe chở đầy trái cây, rau củ, hàng hóa đủ màu sắc. Mang nét đặc trưng sông nước miền Tây bình dị và sung túc.

Một tiểu thương ở chợ nổi vui vẻ buôn bán ngày cuối năm.
Một tiểu thương ở chợ nổi vui vẻ buôn bán ngày cuối năm.

Chị Nguyễn Duy Kim Thanh - hướng dẫn viên du lịch ở chợ nổi Cái Răng - cho biết, trong những ngày gần tết ghe thuyền tấp nập trao đổi mua bán nhộn nhịp làm không khí sôi nổi, những hàng ghe bông cũng tập trung về nên chợ nổi thêm màu sắc sặc sỡ. Du khách đến đây có thêm một trải nghiệm mới, lạ chỉ có gần Tết mới có cảnh. Đặc biệt, du khách còn được trải nghiệm cảm giác ngồi trên chiếc ghe nhỏ chòng chành trên sông và thưởng thức những món ăn đặc sản của miền Tây.

Chợ nổi Cái Răng được hình thành từ tập quán sinh hoạt của người dân địa phương với nét sinh hoạt gắn liền với sông nước. Chợ được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, một trong những điểm đến hàng đầu của du khách khi đến với Cần Thơ. Chợ nổi Cái Răng còn được Tạp chí Rough Guide (Anh) bình chọn là một trong 10 khu chợ ấn tượng nhất thế giới.

Theo UBND quận Cái Răng, chợ nổi có khoảng 200 - 250 ghe, tàu mua bán, trao đổi hàng hóa, có lúc lên đến 300, 400 ghe (trong đó số lượng neo đậu cố định khoảng 150 chiếc, từ nơi khác đến khoảng 100 ghe). Hàng hóa của Chợ nổi Cái Răng như: Trái cây; rau củ quả; hoa, kiểng; hàng thủ công mỹ nghệ; hàng thực phẩm và thiết yếu.

Những hình ảnh chợ nổi Cái Răng ngày giáp Tết:

Thương hồ bán trái cây chợ nổi Cái Răng. Ảnh: Hòa Hội.
Thương hồ bán trái cây chợ nổi Cái Răng. Ảnh: Hòa Hội.
Điểm hấp dẫn của chợ nổi là những chiếc ghe chở đầy hàng. Mỗi chiếc ghe sẽ bán một món hàng khác nhau, từ hoa quả ngon lành tươi rói của miền Tây tới những đồ gia dụng cần thiết cho cuộc sống thường ngày. Ảnh: Hòa Hội.
Điểm hấp dẫn của chợ nổi là những chiếc ghe chở đầy hàng. Mỗi chiếc ghe sẽ bán một món hàng khác nhau, từ hoa quả ngon lành tươi rói của miền Tây tới những đồ gia dụng cần thiết cho cuộc sống thường ngày. Ảnh: Hòa Hội.
Nhịp sống hối hả những ngày giáp Tết ở chợ nổi Cái Răng. Ảnh: Hòa Hội.
Nhịp sống hối hả những ngày giáp Tết ở chợ nổi Cái Răng. Ảnh: Hòa Hội.
Du khách quốc tế chụp ảnh tại chợ nổi Cái Răng. Ảnh: Hòa Hội.
Du khách quốc tế chụp ảnh tại chợ nổi Cái Răng. Ảnh: Hòa Hội.
Chợ nổi Cái Răng được hình thành từ tập quán sinh hoạt của người dân địa phương với nét sinh hoạt gắn liền với sông nước, tạo nên giá trị văn hóa rất đặc sắc và được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: Hòa Hội.
Chợ nổi Cái Răng được hình thành từ tập quán sinh hoạt của người dân địa phương với nét sinh hoạt gắn liền với sông nước, tạo nên giá trị văn hóa rất đặc sắc và được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: Hòa Hội.
Chợ nổi Cái Răng là một trong những điểm đến hàng đầu của du khách khi đến với Cần Thơ. Ảnh: Hòa Hội.
Chợ nổi Cái Răng là một trong những điểm đến hàng đầu của du khách khi đến với Cần Thơ. Ảnh: Hòa Hội.
Chị Nguyễn Duy Kim Thanh - hướng dẫn viên du lịch ở chợ nổi Cái Răng - cho biết, trong những ngày gần tết ghe thuyền tấp nập trao đổi mua bán nhộn nhịp làm không khí sôi nổi, những hàng ghe bông cũng tập trung về nên chợ nổi thêm màu sắc rực rỡ.
Chị Nguyễn Duy Kim Thanh - hướng dẫn viên du lịch ở chợ nổi Cái Răng - cho biết, trong những ngày gần tết ghe thuyền tấp nập trao đổi mua bán nhộn nhịp làm không khí sôi nổi, những hàng ghe bông cũng tập trung về nên chợ nổi thêm màu sắc rực rỡ.
Gia đình thương hồ trên chợ nổi Cái Răng. Ảnh: Hòa Hội.
Gia đình thương hồ trên chợ nổi Cái Răng. Ảnh: Hòa Hội.
Chợ nổi Cái Răng có khoảng 200 - 250 ghe, tàu mua bán, trao đổi hàng hóa, có lúc lên đến 300, 400 ghe, trong đó số lượng neo đậu cố định khoảng 150 chiếc và từ nơi khác đến khoảng 100 ghe. Ảnh: Hòa Hội.
Chợ nổi Cái Răng có khoảng 200 - 250 ghe, tàu mua bán, trao đổi hàng hóa, có lúc lên đến 300, 400 ghe, trong đó số lượng neo đậu cố định khoảng 150 chiếc và từ nơi khác đến khoảng 100 ghe. Ảnh: Hòa Hội.

Theo Hòa Hội (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Săn chỗ xem diễu binh dịp đại lễ

Săn chỗ xem diễu binh dịp đại lễ

Những ngày qua, từ khóa được nhắc tới nhiều nhất tại TP.HCM có lẽ là "lễ diễu binh, diễu hành 30.4". Hình ảnh từng khối diễu binh khổ luyện và buổi hợp luyện đầu tiên lần lượt được chia sẻ khắp các nền tảng, khiến người người, nhà nhà càng thêm háo hức, cấp tập đi "săn" chỗ đón sự kiện lịch sử.

Núi lửa Chư Đang Ya, thác K50 góp mặt trong clip quảng bá nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh P4G

Núi lửa Chư Đang Ya, thác K50 góp mặt trong clip quảng bá nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh P4G

(GLO)- Nhân sự kiện Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ 4 do Việt Nam đăng cai tổ chức, Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) vừa chính thức ra mắt 3 video clip quảng bá vẻ đẹp du lịch Việt Nam. Trong đó, Gia Lai góp mặt với 2 đại diện là núi lửa Chư Đang Ya và thác K50.

'Nóng' với du lịch dịp lễ 30-4 và 1-5

'Nóng' với du lịch dịp lễ 30-4 và 1-5

Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 kéo dài 5 ngày, tạo cơ hội cho nhiều gia đình lên lịch vui chơi. Đặc biệt, tour nội địa có xu hướng dịch chuyển ngược, khi lượng khách đổ về TPHCM khá đông nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.