Rơ Lan H'Phil vượt khó làm giàu

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Người dân xã Ia Kriêng (huyện Đức Cơ, Gia Lai) coi chị Rơ Lan H'Phil (công nhân Đội 9, Công ty TNHH một thành viên 75, Binh đoàn 15) là tấm gương điển hình về tinh thần vượt khó làm giàu.
Mới đây, chúng tôi đến thăm nhà chị Rơ Lan H'Phil ở làng Hrang, xã Ia Kriêng. Đón chúng tôi với nụ cười rạng rỡ, chị H'Phil cho biết: “Mình mới sơn sửa lại ngôi nhà để chuẩn bị đón năm mới. Vợ chồng mình đã trải qua biết bao khó khăn, vất vả, giờ cuộc sống cũng tạm ổn, không lo bữa no, bữa đói nữa rồi”.
 Chị Rơ Lan H'Phil (bìa phải) trò chuyện cùng cán bộ Đội 9, Công ty 75. Ảnh: H.H
Chị Rơ Lan H'Phil (bìa phải) trò chuyện cùng cán bộ Đội 9, Công ty 75. Ảnh: H.H
Trong câu chuyện với chúng tôi, chị H'Phil chia sẻ: “Năm 2003, mình lấy chồng là người cùng làng. Do hoàn cảnh quá khó khăn nên vợ chồng mình đành ở chung với bố mẹ và 7 anh em trong căn nhà gỗ chật hẹp. Nhà quá đông người, đến chỗ ngủ cũng không có, phải trải bạt dưới nền nhà”. Cuối năm 2004, không muốn trở thành gánh nặng cho gia đình, anh chị xin ra ở riêng với tài sản lớn nhất là chiếc giường kê trong túp lều chưa đầy 10 m2 dựng ở cuối vườn điều của cha mẹ. Nương rẫy không có, vợ chồng chị phải đi làm thuê để sống qua ngày. Khi sinh đứa con đầu lòng, cuộc sống của gia đình chị lại càng khó khăn hơn. Giấu niềm xúc động, chị tâm sự: “Những hôm trời mưa, trong lều cũng ướt như ngoài sân. Đặt con ngồi trên giường, vợ chồng mình phải lấy bạt che mái lều cho đỡ dột. Những đêm không ngủ được, mình chỉ ao ước có một căn nhà nhỏ để che nắng, che mưa”.
Thiếu tá Trần Văn Nguyên-Bí thư chi bộ, Đội trưởng Đội 9, Công ty 75: “Chị Rơ Lan H'Phil là một phụ nữ tiêu biểu của đơn vị. Hàng năm, chị luôn hoàn thành trên 107% chỉ tiêu sản lượng được giao, tay nghề luôn đạt giỏi. Nhiều năm liền, chị là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Đặc biệt, chị rất năng động trong hoạt động Hội, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ thực hiện tốt nhiệm vụ của đơn vị và địa phương”.

Không cam chịu đói nghèo, năm 2006, chị xin vào làm công nhân cạo mủ cao su ở Đội 9, Công ty 75. Những ngày đầu học cạo mủ rất khó khăn, chị cảm thấy rất lo lắng. Nhưng nhờ được cán bộ trong đội động viên, khích lệ nên sau 1 năm chịu khó học hỏi, tay nghề của chị từng bước được cải thiện. Đến giờ, chị đã thành một người thợ cạo mủ giỏi. “Trước đây, mức lương bình quân của mình là hơn 10 triệu đồng/tháng. Hiện nay, tuy giá mủ giảm nhiều nhưng nhờ chịu khó tận thu sản phẩm, bình quân mỗi tháng, mình vẫn thu nhập được hơn 5 triệu đồng”-chị H'Phil tâm sự.
Nhờ chịu khó lao động, đến nay, gia đình chị H'Phil đã có 3 ha điều, gần 400 cây cà phê và hơn 100 trụ hồ tiêu. Hàng năm, tổng thu nhập của gia đình chị đạt trên 250 triệu đồng. Năm 2015, anh chị đã xây được ngôi nhà mới khang trang nhất làng. Không chỉ lo làm kinh tế, chị H'Phil còn luôn quan tâm nuôi dạy con cái. Chị nhận thức rằng, người làng nghèo vì sinh nhiều con nên quyết định chỉ sinh 2 con để có thời gian chăm sóc chúng. Hiện tại, 1 người con của chị học lớp 10, đứa còn lại học lớp 3. Nhiều năm liền các con chị luôn đạt học sinh giỏi, học sinh tiên tiến.
Không chỉ là người vợ, người mẹ đảm đang, chị H'Phil còn là một cán bộ Hội Phụ nữ tích cực. Là Chi hội phó chi hội Phụ nữ ở Đội 9, nhiều năm qua, chị đã giúp đỡ nhiều chị em trong đơn vị và trong làng thoát nghèo. Trong các buổi sinh hoạt, học tập của chi hội, chị không ngại chia sẻ kinh nghiệm nâng cao tay nghề cạo mủ; cách chăm sóc cà phê, hồ tiêu, điều cho các chị em để cùng nhau phát triển kinh tế gia đình.  
Hoàng Hiền

Có thể bạn quan tâm

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Từ những chiếc bánh ép Huế bình dân, Ngô Văn Quốc (22 tuổi, quê P.Thuận An, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) đã cho ra đời sản phẩm đóng gói đẹp mắt, mang thương hiệu của Huế, bày bán tại các trung tâm thương mại, cửa hàng sân bay... khắp cả nước.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

(GLO)- Chiều 10-10, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) thi thuyết trình chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

(GLO)- Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, kết nối tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, hướng dẫn cách livestream bán hàng… là chuỗi hoạt động do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển thuộc Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức cuối tuần qua tại TP. Pleiku.