Rau hữu cơ: Thêm lựa chọn cho người tiêu dùng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Giữa vòng vây của thực phẩm kém an toàn như hiện nay, mô hình trồng rau hữu cơ của những người nông dân ở thôn 1-xã Biển Hồ (TP. Pleiku) đã phần nào làm an lòng người tiêu dùng.

Họ chỉ là những nông dân bình thường; nhưng với cách trồng rau quay về với phương pháp canh nông cũ từ thời ông bà, đó là không bón phân hóa học, không dùng thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, càng không có các sản phẩm biến đổi gen, sản phẩm họ làm ra sạch hoàn toàn theo đúng tiêu chuẩn mà nông nghiệp hiện đại gọi là sản xuất rau organic (hữu cơ).

Quy trình khép kín

Vườn rau của bà Trần Thị Liễu-thôn 1, xã Biển Hồ vô cùng phong phú về chủng loại từ các loại rau xanh như: cải cúc, cải ngọt, mồng tơi, dấp cá, rau ngót, chùm ngây, lá mơ đến các cây họ đậu như đậu rồng, đậu bắp… Các loại cây trồng lấy củ quả cũng phong phú không kém như bí đỏ, khoai môn, khoai lang, đu đủ, sắn nước… Giữa những luống rau xanh mướt, bà Liễu cần mẫn nhổ từng cọng cỏ, bắt từng con sâu.

 

 Bà Liễu phấn khởi
Bà Liễu phấn khởi "khoe" thành quả được trồng theo phương pháp hữu cơ. Ảnh: N.B

Để chăm sóc vườn rau hữu cơ này, bà Liễu cho biết chỉ tốn công chứ không nhiều tiền đầu tư. Nguồn dinh dưỡng bổ sung cho rau củ chủ yếu là từ cây dã quỳ mọc rất nhiều quanh vùng. "Mỗi năm tôi mua thêm 1 đến 2 xe rơm (500 ngàn đồng/xe) đổ đống cuối vườn dùng để ủ hoai phân xanh và lên men các phế phẩm từ chính rau củ quả trong vườn. Trồng rau như vậy giảm đáng kể chi phí sản xuất. Vì nói không với hóa chất nên rau sạch, an toàn tuyệt đối"-bà nói.

Theo bà Liễu, trồng rau theo phương pháp hữu cơ chính là cách mà ông bà từ xa xưa đã áp dụng khi không có điều kiện để mua phân bón, thuốc trừ sâu. Tuy nhiên thời gian sinh trưởng của cây sẽ kéo dài hơn so với bình thường. Nếu tính bài toán lợi nhuận thì trồng hữu cơ không thể bằng cách trồng rau thông thường. "Nhưng trồng hữu cơ rau củ quả tích lũy được nhiều chất dinh dưỡng, vitamin hơn. Những người ăn chay trường như chúng tôi rất coi trọng yếu tố này"-bà nói. Cũng phải nói thêm rằng, lý do để bà trồng rau sạch là bởi cả đại gia đình bà ăn chay suốt nhiều năm nay.

Theo lý thuyết, trồng rau hữu cơ năng suất sẽ giảm 15-30% so với thông thường. Nhưng có khi thực tế ở đây lại ngược lại. Bà Liễu hào hứng kể: "Năm vừa rồi tôi thử trồng củ sắn nước. Tôi chỉ rải một lớp dã quỳ băm nhỏ xuống rồi lấp đất, sau đó xuống giống, tưới nước sạch suốt quá trình cây sinh trưởng. Lúc thu hoạch chúng tôi quá bất ngờ khi thu được những củ sắn nước nặng hơn 3 ký, củ nhỏ nhất cũng gần 1 ký”. Nói rồi bà cho chúng tôi "mục sở thị”, chỉ sau một lớp đất xốp mỏng đã lộ ra những củ sắn nước "khổng lồ”. Có lẽ suốt nhiều năm đất đai được sử dụng trong quy trình hữu cơ khép kín nên luôn duy trì được độ phì nhiêu.

Nhọc nhằn rau hữu cơ

"Trồng rau sạch thì người ta sẽ thích, không lo rau củ trồng ra không ai mua" là suy nghĩ đơn giản mà thực tế của anh Phan Thanh Tiến-một hộ trồng rau ngay sau vườn nhà bà Liễu. Vì thế, suốt nhiều năm nay anh kiên trì theo đuổi mô hình trồng rau hữu cơ với diện tích khoảng 4.000 m2.

 

Vườn rau hữu cơ của bà Liễu, anh Tiến được nhiều người dân trong vùng biết tới. Ảnh: Nguyên Bình
Vườn rau hữu cơ của bà Liễu, anh Tiến được nhiều người dân trong vùng biết tới. Ảnh: Nguyên Bình

Không chú trọng nhiều vào các loại rau, vườn của anh chủ yếu trồng lấy củ, quả như đu đủ, cà tím, ớt, sả... Cũng giống như vườn bà Liễu, cây trồng trong các vườn hữu cơ sinh trưởng tốt, cho năng suất cao. Nhưng ít ai biết rằng, để có được kết quả đó là quá trình nhọc nhằn của người nông dân. Anh Tiến chia sẻ: "Trồng hữu cơ cực nhất là khâu chuẩn bị đất và ủ phân. Tôi phải đi xin trấu cà phê, cắt cây dã quỳ, mua phân bò về ủ hoai 2-3 tháng mới sử dụng được. Rồi mỗi khi cây trồng bị sâu bệnh, bắt thủ công không hết buộc mình phải dùng đến các phương pháp truyền thống để diệt trừ rất mất thời gian. Rất may là cây trồng hữu cơ nên cũng ít khi xảy ra sâu bệnh. Chủ yếu áp dụng quy luật đấu tranh sinh học tự nhiên để kiểm soát sâu, rệp các loại".

Tuy nhiên, rủi ro của trồng hữu cơ lại đến từ khâu chọn sai giống và thời tiết không thuận lợi. Đang vào mùa mà giá ớt lên cao kỷ lục 120 ngàn đồng/kg thì vườn ớt của anh Tiến lại bị sương muối làm thiệt hại hoàn toàn. Mỗi buổi sáng anh phải dậy sớm tưới đẫm nước để rửa sạch sương muối nhưng cũng không cứu được vườn ớt. "Mấy năm trước tôi đi Hội chợ nông nghiệp mua vài giống cây ăn quả về trồng. Nhưng đến mùa thu hoạch phát hiện ra giống bị lai, không năng suất như quảng cáo nên phá đi trồng lại. Mà trồng cây theo phương pháp hữu cơ thời gian đâu có nhanh như bình thường"-anh Tiến cho biết thêm.

Rau trồng hữu cơ còn một số nhược điểm như không có vẻ ngoài bắt mắt, mướt mát; mùa nào trồng thức đó chứ không trồng được quanh năm… Tuy nhiên, thương hiệu rau sạch của vườn anh Tiến, bà Liễu và một số hộ dân ở đây đã được nhiều người trong vùng biết tới. "Nhiều quán ăn trong vùng biết chúng tôi trồng rau củ sạch nên tự động tìm tới thu mua, vì thế mà không phải ra chợ bán như trước. Nhưng ngay cả mang rau ra chợ, mọi người đều biết đây là rau vườn nhà, rau sạch nên bán rất nhanh"-anh Tiến phấn khởi cho biết.

 Nguyên Bình

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.